Archive | March 2014

Thà chết còn hơn là sống mà làm mất lòng Chúa (?)

linh hon 2

“Hỡi các xương khô, hãy nghe lời Thiên Chúa! Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần, hãy sống động và đến làm chứng cho sự thật”

 

 

Năm 1070 ở Cracovie nước Balan, thánh Xíchtanilao, Giám Mục có mua của một nông dân, tên là Phêrô một mảnh đất cho nhà thờ chính toà. Ngài trả tiền đàng hoàng, nhưng không lập khế ước.

Sau ba năm, các người thừa kế Phêrô làm đơn tố cáo Đức Giám Mục đã cướp đoạt đất của họ.

Những người tiên cáo hành động như vậy vì biết rõ Boleslas, vị hung quân quá cay cú thánh nhân đã khiển trách nặng lời ác đức nhà vua.

Nhà vua hoan hỉ làm án buộc Đức Cha phải trả tiền lần nữa.

Ngài được Chúa soi sáng, tuyên bố nếu không được người sống xét xử công minh, ngài sẽ viện người chết làm chứng cho ngài.

Vậy ngài tâu vua đợi cho 3 ngay để Phêrô là người bán đất sẽ xác nhận.

Bạo vương chuẩn y ngay, vì biết Phêrô đã chết từ lâu và chế nhạo Giám Mục ngớ ngẩn.

Thánh Xíchtanilao trở về nhà, và yêu cầu các linh mục cầu nguyện và ăn chay suốt ba ngày để xin Chúa tự tay thụ lý.

Ngày thứ ba, sau khi dâng thánh lễ trọng thể, bận luôn phẩm phục Giám Mục, ngài đến nghĩa địa cùng với các linh mục và dân chúng.

Đến mộ Phêrô, ngài ra lệnh quật mồ và mở quan tài. Người ta chỉ thấy một nắm xương tàn. Bấy giờ thánh Giám Mục quỳ xuống và xin Chúa làm một phép lạ trước dân chúng cho sáng danh Ngài và cho sự thật hiển thắng. Rồi, lấy gậy đụng đến hài cốt và truyền:

“Hỡi các xương khô hãy nghe lời Thiên Chúa! Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần, hãy sống động và đến làm chứng cho sự thật”.

Các hài cốt cựa quậy, tro bụi biến thành thịt; người chết đứng dậy, ra khỏi quan tài và tiến đến Đức Giám Mục.

Ngài dẫn chàng đến nhà thờ trước hết để cám ơn Chúa với dân chúng, rồi đưa đến toà án.

Phiên toà do hung vương chủ toạ với sự hiện diện của đình thần. Người ta báo tin Đức Giám Mục, các giáo sĩ, dân chúng và Phêrô sống lại đến hầu toà.

Vua không tin; nhưng rồi cũng phải tin trước sự thật hiển nhiên khi Đức Cha vào phòng đối diện với vua và tâu:

“Tâu hoàng thượng, tôi dẫn người đã bán đất cho tôi. Xin hoàng thượng hỏi đương sự có bán đất và đã nhận tiền của tôi không? Thiên Chúa sai đương sự đến để làm xấu hổ các người cháu gian dối”.

Phêrô cao giọng minh chứng đã bán đất ấy cho Đức Giám Mục và ngài đã trả tiền.

Tiếp đó, Phêrô ngỏ lời với 3 người cháu hiện diện là không có quyền gì trên mảnh đất đó và doạ chúng sẽ bị chết dữ tợn nay mai nếu không chấm dứt tham vọng lấy của người khác.

Cả cử toạ đều kinh ngạc, sợ hãi, đứng sững như trời trồng.

Sau đó, Đức Giám Mục hỏi người được sống lại có muốn sống thêm ít năm nữa không. Nhưng đương sự đáp:

“Muốn chết ngay, hơn là sống một cuộc đời khốn khổ và rất nguy hiểm là làm mất lòng Chúa”.

Chàng xin thánh Giám Mục và dân chúng cầu bầu cho chàng đang còn phải giam cầm trong Luyện Ngục.

Mọi người theo chàng trở lại nghĩa trang. Chàng đến quan tài và nằm xuống. Xương cốt chàng lại tách rời ra, thịt tan rã thành tro bụi, và thiên hạ chỉ còn thấy một bụi đất không hình dạng.

Trích sách Tháng các Linh Hồn

KINH LẠY CHA CẦU CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN

linh hon 1

 

Câu chuyện xảy ra tại đền thánh Đức Mẹ MARIA ở Einsiedeln bên Thụy Sĩ vào ngày Lễ Nến mùng 2 tháng 2 năm 1968. Đền thánh rất được các tín hữu Công Giáo năng lui tới kính viếng, hành hương.

Nhưng ngày mùng 2 tháng 2 năm 1968 là một ngày trong tuần và trời mùa đông thật lạnh. Đền thánh vắng vẻ không một bóng người. Bà Aloisia Lex đến viếng đền thánh cùng với mấy người bà con. Đang quỳ cầu nguyện, bỗng bà đưa mắt nhìn lên bàn thờ chính và trông thấy một Nữ Tu cao tuổi đang đứng đó. Nữ Tu mang y phục đan sĩ nhưng y phục trông thật cổ xưa như thuộc về mấy thế kỷ trước. Bà Aloisia liền tiến về phía Nữ Tu và được Chị trao cho một tờ giấy Kinh. Bà nhận lấy và lơ đãng bỏ vào túi. Cùng lúc ấy, một hiện tượng lạ lùng diễn ra. Cửa nhà thờ bỗng mở toang và bà Aloisia trông thấy một đoàn ngũ tín hữu hành hương, đông vô kể, tiến vào nhà thờ. Các tín hữu ăn mặc thật nghèo nàn, và chân đi lướt trên mặt đất, giống như những bóng ma. Đoàn tín hữu hành hương dài như bất tận cứ tiếp tục nối đuôi nhau tiến vào nhà thờ. Trong nhà thờ, có một vị Linh Mục đang đứng đó và hướng dẫn cho các tín hữu biết phải đi đâu.

Trông thấy đoàn tín hữu đông vô kể bà Aloisia tự hỏi:
– Làm sao đền thánh nhỏ bé lại có thể chứa hết một đoàn người hành hương đông đảo đến như thế?

Vừa thắc mắc tự hỏi bà vừa quay mặt đi hướng khác, trong khoảnh khắc bằng thời gian thắp lên một ngọn nến. Nhưng khi nhìn lui thì bà lại thấy nhà thờ trống trơn, vắng vẻ y như trước!

Lòng đầy kinh ngạc, bà Aloisia Lex chạy đến hỏi những người bà con thì họ cho biết là không trông thấy một ai kể cả vị Nữ Tu cao tuổi! Bà Aloisia bối rối không biết mình mơ hay thật. Nhưng khi cho tay vào túi thì bà lại rút ra tờ giấy Kinh mà vị Nữ Tu đã trao cho bà. Tờ giấy Kinh là bằng chứng bà không mơ! Đây là lời Kinh do chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã dạy thánh nữ Mechtilde đọc, trong một lần Ngài hiện ra với thánh nữ.

Thánh nữ Mechtilde (1241-1299), người Đức, được đặc ân trông thấy Đức Chúa GIÊSU hiện ra nhiều lần. Và một trong những lần hiện ra ấy, Đức Chúa GIÊSU dạy cho chị Kinh LẠY CHA cầu cho các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục.

Tiếp đó, cứ mỗi lần đọc Kinh LẠY CHA này, thánh nữ Mechtilde lại trông thấy đông đảo các Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục được Chúa rước về Trời. Sau đây là Kinh LẠY CHA cầu cho các Đẳng Linh Hồn trong Lửa Luyện Hình.

Lạy CHA chúng con ở trên Trời.
Con cầu xin CHA, lạy CHA Thiên Quốc, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn trong Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không yêu mến CHA đủ, cũng không tôn vinh CHA cân xứng, đúng với địa vị của CHA, Đấng vừa là CHÚA vừa là CHA, đã vì lòng nhân lành mà nhận các Linh Hồn làm con của CHA. Trái lại, các Linh Hồn vì phạm tội mà xua đuổi CHA ra khỏi lòng họ, nơi mà CHA vẫn hằng mong muốn ở lại.
Để đền bù các lỗi phạm này, con xin dâng CHA tình yêu và lòng kính trọng mà Con CHA nhập thể, đã bày tỏ cùng CHA, suốt thời gian sống tại thế. Con cũng xin dâng CHA mọi việc hãm mình, mọi đền bù mà Con CHA đã làm và chính nhờ các việc lành này mà Con CHA tẩy xóa và chuộc đền các tội lỗi của loài người. Amen.

Chúng con nguyện danh CHA cả sáng.
Con nài van CHA, lạy CHA Chí Lành, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn tôn vinh danh thánh CHA cách cân xứng. Các Linh Hồn đã nhiều lần gọi tên CHA cách bất cẩn và đã làm ô danh tên gọi Kitô-hữu bằng đời sống bất xứng của mình.
Để đền bù tội lỗi các Linh Hồn đã phạm, con xin dâng lên CHA mọi danh dự mà Con Chí Ái CHA đã làm cho danh CHA được cả sáng, bằng lời nói và bằng việc làm, suốt trong thời gian tại thế của Con CHA. Amen.

Nước CHA trị đến.
Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn tìm kiếm cũng không hề ước mong cho Nước CHA trị đến, ước mong với lòng nhiệt thành và chú tâm đến Nước CHA, là Nước duy nhất nơi được an nghỉ đến muôn đời.
Để đền bù cho sự hờ hững làm việc lành của các Linh Hồn, con xin dâng lên CHA niềm mong ước dạt dào của Con Chí Thánh CHA, Ngài không ngừng cầu mong cho các Linh Hồn trong Luyện Ngục được mau mau vào hưởng hạnh phúc trong Nước của Ngài. Amen.

Ý CHA thể hiện dưới đất cũng như trên Trời.
Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn đặt ý muốn của họ dưới thánh ý của CHA; họ đã không chu toàn thánh ý CHA trong mọi sự và rất thường khi, họ chỉ sống và hành động theo ý muốn của họ mà thôi.
Để đền bù cho sự bất tuân của các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, con xin dâng lên CHA sự thuần thục hoàn hảo của Trái Tim đầy tình yêu của Con Chí Thánh CHA đối với thánh ý CHA và sự tuân phục sâu xa nhất mà Con CHA bày tỏ cùng CHA khi Con CHA vâng phục CHA cho đến chết trên Thánh Giá. Amen.

Xin CHA cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.
Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì các Linh Hồn đã không luôn luôn nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể với lòng ao ước đủ; các Linh Hồn cũng thường nhận lãnh Bí Tích này với sự lo ra chia trí và không có lòng mến, hay đôi lúc còn dám nhận lãnh cách bất xứng, hay tệ hại hơn nữa, đó là chểnh mãng trong việc nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể.
Để đền bù mọi tội lỗi trên đây mà các Linh Hồn đã vấp phạm, con xin dâng lên CHA sự thánh thiện cao cả và sự trầm mặc lớn lao của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Chúa chúng con, Con Chí Thánh CHA, cũng như tình yêu nhiệt thành mà qua đó Đức Chúa GIÊSU đã ban cho chúng con hồng ân khôn sánh này là bí tích Thánh Thể. Amen.

Xin CHA tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con.
Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục vì đã vấp ngã phạm bảy mối tội đầu, cũng như không muốn yêu thương cũng chẳng tha thứ cho kẻ thù của mình.
Để đền bù cho mọi tội lỗi trên đây, con xin dâng lên CHA lời kinh đượm đầy tình yêu mà Con Chí Thánh CHA đã thân thưa cùng CHA, xin CHA thứ tha cho kẻ thù của Ngài, lúc Ngài bị đóng đinh trên Thánh Giá. Amen.

Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ.
Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA tha tội cho các Linh Hồn nơi Luyện Ngục, bởi vì, rất thường khi các Linh Hồn đã không chống trả lại các cơn cám dỗ và các dục tình nhưng đã đi theo kẻ thù của điều lành và đã chìu theo các quyến rũ của xác thịt.
Để đền bù cho các tội lỗi trên đây dưới mọi hình thức mà các Linh Hồn nơi Luyện Ngục đã phạm, con xin dâng lên CHA chiến thắng vinh quang mà Đức Chúa GIÊSU KITÔ Chúa chúng con đã chiến thắng trên thế gian này, cũng như đời sống rất thánh thiện, việc làm và những lao cực, sự đau khổ và cái chết nhục nhã của Ngài. Amen.

Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Con cầu xin CHA, lạy CHA Chí Nhân, xin CHA hãy giải thoát chúng con khỏi mọi biến loạn, nhờ công nghiệp của Con Chí Ái CHA và xin dẫn đưa chúng con, cũng như dẫn đưa các Linh Hồn nơi Luyện Ngục vào trong Nước CHA, Nước của vinh quang vĩnh cửu, giống y như CHA vậy. Amen.

(”STELLA MARIS”, mensuel d’informations religieuses, Novembre/1993, trang 5)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Theo http://vi.radiovaticana.va/news/2013/10/31/kinh_l%E1%BA%A1y_cha_c%E1%BA%A7u_cho_c%C3%A1c_%C4%91%E1%BA%B3ng_linh_h%E1%BB%93n/vie-742592

Những Sự Thật Cần Biết về YOGA

Anthony Lê

Khoảng mấy năm về trước, người viết có dịp dịch các loạt bài nói về sự lớn mạnh của lạc giáo, kể từ thời gian đó trở đi, tưởng chừng phong trào lạc giáo sẽ có lúc bị dập tắt khi Giáo Hội liên tục liên tiếng cảnh tỉnh một cách mạnh mẽ mọi thành phần tín hữu Kitô Giáo, thế nhưng ngược lại, chúng càng ngày càng lớn mạnh hơn nữa. Nếu dõi theo tình hình thế giới, thì chúng ta sẽ nhận thấy điều đó quá rõ: mở màng bằng cuốn sách và phim “Da Vinci Code,” rồi lại đến các loạt trò chơi điện tử, và gần đây nhất là loạt chuyện tiểu thuyết Harry Potter

Vào ngày 2 tháng 9 vừa qua, hãng tin AP loan tin một người có tên là Elwood “Bunky” Bartlett đã may mắn trúng giải xổ số Mega Millions ($330 triệu) nhờ bỏ ra $5 để mua vé số tại nhà sách của nhóm giáo phái Thời Đại Mới (New Age). Chính Ông này đã thừa nhận rằng: “Ông đã thề với New Age rằng, nếu để cho Ông trúng, thì Ông sẽ giúp dạy để loan truyền nó.” Ông và vợ của Ông là những người đang giảng dạy về cách chữa trị Wicca và Reiki, một thứ lạc giáo xuất thân từ New Age. Chúng ta có thể xem thêm bản tin Anh Ngữ tại địa chỉ: http://www.msnbc.msn.com/id/20543159//?GT1=10357

Để quay trở lại chủ đề thú vị này, người viết sẽ lần lượt giới thiệu một loạt bài viết mới nói về chủ đề lạc giáo, và khuynh hướng chính thống của Giáo Hội Công Giáo để chúng ta theo dõi và học hỏi thêm, cũng như biết cách đề phòng và cảnh tỉnh tất cả mọi người trong gia đình, trong cộng đồng, và trong Giáo Hội của chúng ta, để chúng ta biết cách xa lánh, cũng như cũng cố thêm đức tin Công Giáo mạnh mẽ của chúng ta vào Thiên Chúa và vào chính Giáo Hội của Ngài.

Bài 1: YOGA – Một Thứ Lạc Giáo Nguy Hiểm

Như chúng ta đều biết, gần đây Yoga đã trở nên khá thịnh hành tại các quốc gia Tây Phương, và dường như càng ngày nó càng trở nên thịnh hành và phổ biến hơn nữa ở khắp mọi nơi trên thế giới. Những lớp học về Hatha Yoga đang được đưa ra tại các phòng dạy nhảy, các bệnh viện, và các trường học. Một số trường học cũng đã cho vào chương trình giảng dạy của họ về khóa dạy Yoga. Và thậm chí, Yoga hiện cũng đang được dạy tại các giáo xứ Công Giáo. Đối với những người Hoa Kỳ, môn Yoga này có sứt hút rất mãnh liệt vì lẽ nó đưa ra các buổi tập về co giản, cũng như về thiền hay chiêm niệm để làm thư giản đầu óc.

Để hiểu rõ hơn về Yoga, xin trân trọng giới thiệu cùng Quý vị độc giả VietCatholic về những điều quan trọng cần biết về môn này, đặc biệt là những ảnh hưởng nguy hại của nó về đức tin Công Giáo, về sự hiểu biết của chúng ta trước những Giáo Huấn của Giáo Hội, mà môn này đang ngấm ngầm lôi kéo chúng ta vào con đường lạc giáo, hay vào nhóm Giáo Phái Thời Đại Mới (New Age).

Yoga_Movement.jpg

Những Động Tác của Yoga Bí Huyền, Hư Ảo

1. Thế Yoga là gì?

Khi tra cứu từ điển Anh-Anh của Webster, để tìm hiểu thêm về ý nghĩa đích thực của Yoga, thì Webster có định nghĩa về Yoga rất rõ như sau:

Yoga is a system of Hindu philosophy, strict spiritual discipline practiced to gain control over the forces of one’s being to gain occult powers but chiefly to attain union with the Deity or Universal Spirit.”

Tạm dịch sang tiếng Việt như sau:

Yoga là một hệ thống triết lý của Hindu, một kiểu thực hành tâm linh nghiêm ngặt nhằm dành quyền kiểm soát về toàn bộ sức mạnh của chính người đó hòng đạt được những quyền lực huyền bí, nhưng chủ yếu là để đạt được sự hòa hợp với Thượng Đế hay Thần Linh Hoàn Vũ.”

Hay nói tóm lại, sự thật biết được về Yoga chính là: Yoga chính là một phần của đạo Hindu (hay Ấn Giáo – Đây là thứ đạo có bên Ấn Độ mà chúng ta thấy rất rõ nơi những người đàn ông Ấn Độ có quấn một chùm khăn đỏ, hay đen gì gì đó trên đầu – NV). Nó có nghĩa là “hòa hợp với vị chúa tể hay lồng vào vị chúa tể.”

Mục đích của đạo Hindu là để khám phá ra Bản Chất Thật Sự (True Self) của chính mình, vốn là vị chúa tể hay Braham.

Thế làm thế nào mà những người theo đạo Hindu này lại có thể khám phá ra Bản Chất Thật Sự của chính họ, hay của chính vị chúa tể?

Thưa là bằng cách qua Yoga.

Họ xem Yoga như là con đường để tới được sự khám phá về Bản Chất Thật Sự của chính họ hay của chính vị chúa tể, và họ dùng cách tập thể dục này, cùng với những cách thiền hay chiêm niệm (meditations), và những câu thần chú cầu thần (mantras) của Ấn Giáo, để đạt được điều đó.

Văn chương Hindu nêu rằng: “Cùng đích cốt lõi của Yoga là để đạt được Sự Tuyệt Đối (braham)” [Trích từ The Shambhala Guide to Yoga do Georg Feuerstein viết ở trang vii – Bhagavad-Gita V.6]

2. Liệu Những Kiểu Tư Tưởng Như Thế Này Có Trái Ngược Với Niềm Tin Kitô Giáo Không?

Thưa, Có.

Chúng hoàn toàn trái ngược với niềm tin Kitô Giáo, và đức tin Công Giáo của chúng ta.

Những người Hindu tin vào việc đầu thai (reincarnation) tức tin vào một sự tái sinh trong một thể xác mới; và tin vào nghiệp chướng (karma). Qua việc thực hành Yoga, người Hindu cố tự giải thoát chính bản thân họ ra khỏi những trói buộc của nghiệp chướng, vốn cũng chính là luật nhân-quả nhằm làm cho tâm hồn có thêm nhiều gánh nặng vì những hệ quả của tội lỗi và giữ cho nó bị trói trặt lại khỏi chu kỳ của việc đào thai.

Trong tư cách là những người Kitô Giáo, chúng ta biết rất rõ rằng Chúa Kitô đã cứu rỗi chúng ta bằng chính cái chết đớn đau của Ngài trên thập giá, và chúng ta chỉ chết có một lần duy nhất trong đời mà thôi như Thánh Kinh đã nói rõ trong Thư Do Thái 9:27 rằng: “Phận con người là phải chết một lần, rồi sau đó chịu phán xét.” Chúng ta cũng biết được rằng khi chết thì chúng ta sẽ phải chịu sự phán xét của Thiên Chúa. Chúng ta biết được Thiên Chúa, chính là Đấng đã tạo dựng ra chúng ta, Đấng đã và sẽ còn yêu thương và tha thứ cho chúng ta mãi mãi. Ngài là Đấng duy nhất lắng nghe tất cả những lời cầu nguyện của chúng ta, và đáp trả lại những lời nguyện cầu đó theo đúng với thời gian và chương trình hoạch định của Ngài.

Còn người Hindu thì tin rằng chính bản thân của họ rốt cục rồi cũng sẽ trở thành vị chúa hay Braham mà thôi, rất dễ dàng giống y hệt như một giọt nước rơi vào bể đại dương vậy…

Johnnette.jpg

Cô Johnnette S. Benkovic

3. Đâu Là Những Kiểu Yoga Khác Nhau?

Johnnette Benkovic, chuyên gia phụ trách chương trình “Sống Đời Sống của Ngài Một Cách Dồi Dào” (Live His Life Abundantly) trên truyền hình EWTN, mô tả về bốn dạng phổ thông nhất của Yoga trong cuốn sách của Bà có nhan đề “Sự Giả Mạo của Giáo Phái Thời Đại Mới” (The New Age Counterfeit) ở trang 11 như sau:

Kiểu 1: Hatha Yoga

Đây chính là kiểu đạt được sự cứu rỗi qua việc tập thể dục. Tức là sự vận dụng thể xác trên một thân thể của chính người đó để tạo ra một trạng thái ý thức biến đổi lên trên hệ thống thần kinh trung ương, vốn xảy ra như là một hệ quả của việc tập thể dục.

Kiểu 2: Japa Yoga

Đây chính là con đường “máy móc hóa” (mechanical path) nhằm để đạt được sự cứu rỗi. Bằng việc lập đi lập lại những câu thần chú cầu thần (hay những câu thần chú kêu ma, gọi hồn, đánh thức ma quỷ), thường trên danh nghĩa của một vị chúa Hindu hay một vong thần quỷ ma nào đó. Điều này tạo ra một trạng thái mà tâm trí, tuy là vẫn còn có ý thức, thế nhưng lại chẳng hay biết gì cả về bất cứ điều gì hay bất cứ kiểu suy nghĩ nào. Tình trạng này được gọi là ý thức thuần khiết (pure consciousness) hay ý thức huyền ảo, mơ hồ (transcendental consciousness).

Kiểu 3: Kundalini Yoga

Đây là cách đạt được sự cứu rỗi thông qua con rắn (serpent).

Đạo Hindu dạy rằng: ở ngay trụ cột của xương sống chính là một hình tam giác, vốn là nơi tiềm ẩn về Sức Mạnh của Con Rắn hay “Kundalini Shakti.” Nó thường nằm ngủ yên, thế nhưng khi nó được đánh thức thì nó di chuyển đến xương sống, rồi từ đó lên tới đỉnh của đầu, rồi băng qua sáu trung tâm siêu linh huyền bí, vốn cũng được gọi là “chakras.” Ngay khi nó băng qua một chakra, thì người đó sẽ nhận được sức mạnh và quyền lực siêu linh bí huyền. Khi nó đến tới đỉnh của chakra, thì sức mạnh để làm ra được các phép lạ và đạt được sự giải phóng trọn vẹn là điều mà người đó có được ngay tức thời.

Kiểu 4: Tantra Yoga

Đây là kiểu đạt được sự cứu rỗi qua tình dục. Tantra chính là cách của sự khoái lạc tình dục và việc xá tội.

Nói tóm lại, Hatha Yoga chính là kiểu Yoga thông dụng nhất đang được thịnh hành ở Hoa Kỳ ngày nay.

Theo “Shambhala Guide to Yoga” của Georg Feuerstein, ở trang 26 [vốn có thể được tra khảo tại Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ trong phần có liên quan đến Đạo Hindu – NV] thì:

“Trọng tâm của Hatha-Yoga chính là việc kiểm tra hơi thở một cách tài tình không thể nào chối cãi được hay còn gọi là pranayama, và có rất nhiều bí quyết khác nhau được đưa ra để khống chế lấy năng lực của cơ thể (vốn được gọi là prana) thông qua việc hít thở.”

Người Hindu tin rằng prana chính là lực của sức sống hoàn vũ, là lực của vị chúa tể hay là sức mạnh của năng lượng.

4. Thế Giáo Hội Đã Dạy Cho Chúng Ta Biết Được Điều Gì về Yoga?

Tòa Thánh Vatican đã cho xuất bản ra một văn kiện dài 62-trang có nhan đề: “Chúa Giêsu Kitô, Đấng Mang Đến Nước của Sự Sống: Một Suy Niệm Kitô Giáo về Giáo Phái Thời Đại Mới” (Jesus Christ, the Bearer of the Water of Life: A Chrisitian Reflection on the New Age).

Trong văn kiện này, Yoga được liệt kê như là một trong những truyền thống vốn xuất phát từ giáo phái Thời Đại Mới [mà chính người viết trong quá khứ đã viết/dịch rất nhiều bài về giáo phái này, tức nói nôm na là một thứ lạc giáo] (Xem Mục 2.1 của Văn Kiện của Tòa Thánh).

Văn kiện của Tòa Thánh cũng nêu ra rằng: “Những người theo giáo phái Thời Đại Mới cho rằng: ‘Yoga, Zen, TM và những kiểu thể dục lạ kỳ này dẫn người tập đến một cảm nghiệm về sự hoàn thành ước nguyện của chính mình hay sự khai sáng về chính bản thân mình.’ Họ tin rằng bất cứ điều gì vốn có thể kích động lên một sự thay đổi về tình trạng của ý thức thì được những người trong giáo phái tin rằng: đó chính là cách để dẫn đến sự hiệp nhất và khai sáng.” (Mục 2.3.4.1)

Văn kiện cũng nói tiếp như thế này: “Do đó, điều cần thiết chính là phải chính xác nhận ra những nhân tố vốn thuộc vào Phong Trào của giáo phái Thời Đại Mới, và đó cũng chính là những điều khó có thể nào được chấp nhận bởi những ai trung tín với Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài.” (Mục 4).

Cha Amorth, chuyên gia trừ ma quỷ của Tòa Thánh, nói rằng: “Yoga, Zen và TM chính là những kiểu tập thể dục không thể nào chấp nhận được đối với những người Kitô Giáo. Thường thì những kiểu tập thể dục trông có vẽ như là ngây thơ như thế này lại chính là những cách mang đến những thứ ảo giác (hallucinations) và những kiểu thể trạng thuộc dạng tâm thần phân liệt (schizophrenic).”

5. Thế Liệu Yoga Có Thể Nào Được Kitô Hóa (Christianized) Không?

Theo Clare Merkle – một cựu thành viên của giáo phái Thời Đại Mới, và cũng là một cựu tập môn Yoga – thì cho rằng: chẳng bao giờ lại có kiểu Yoga Kitô Hóa ngược đời ấy cả.

Merkle tuyên bố rằng: “Những kiểu Yoga được gọi là đã được ‘Kitô Giáo Hóa,’ thì đó chính là những kiểu phối hợp giả tạo, mang tính lọc lừa, nhằm cố phối hợp tín ngưỡng Kitô Giáo với những kiểu thực tập bí huyền, hư ảo nhằm cố ý hủy hoại một cách bạo tàn và nguy hiểm đến đời sống tâm linh của chính những người thực tập đó. Dạng thông thường đáng ghê tởm nhất của nó chính là dần dần làm thay đổi đi bản chất (metamorphosis) từ một niềm tin vào Chúa Kitô và Giáo Hội, trở thành một kiểu niềm tin vào sự hoàn thiện tâm linh thông qua việc tự phát triển lấy năng khiếu của bản thân (self-realization), dẫu chỉ là qua cách hiện thực hóa về thể lý mà thôi, vốn suy cho cùng chính là dẫn đến sức khỏe tâm linh trọn vẹn.”

Thêm vào đó, thuật ngữ “Yoga Kitô Giáo” (Christian Yoga), theo Merkle, thường hay được đưa ra nhằm tạo cho người ta, nhất là những người Kitô Giáo như chúng ta, có một ấn tượng là môn Yoga này thì chẳng có gì là nguy hiểm cả, vốn thật sự đúng là một sự trá hình và dối lừa trầm trọng.

6. Thế Liệu Có Sự Nguy Hại Nào Không Nếu Như Chỉ Làm Một Số Động Tác của Môn Yoga Này Mà Thôi?

Theo Cô Merkle thì:

“Những động tác hay dáng điệu thể lý của môn Yoga này đều có những ý nghĩa quan trọng về việc huyền bí, kêu ma gọi hồn, và có thể khởi tạo ra những phản ứng của thần linh huyền bí, mặc dầu chỉ cần làm những động tác như thở ra, thở vô mà thôi. Thực chất chúng chính là những phần thêm vào nhằm làm gia tăng lên tính hiệu quả của các dáng điệu, hay động tác của môn Yoga này, vốn không chỉ đơn thuần là việc co giản, khởi động tầm thường mà thôi. Chúng ta có các chức năng về thần kinh, về nội tiết, về các cơ quan trong cơ thể, về xương bộ và về sự nhận thức vốn rất nhạy bén và nối liền với nhau.

Thần Hindu

Bằng việc dùng kiểu dạng thần bí này, hay thứ sức mạnh vô hình không biết đến nào đó thông qua việc sử dụng của ý chí hay của tri thức, hay chỉ đơn giản là sự kích thích thông qua kiểu tập thể dục có dụng ý nào đó, thì điều này có thể, và đã từng tạo ra rất nhiều sự khủng hoảng trầm trọng nơi những người tập.”

Khi được hỏi tại sao mà có hiện tượng là rất nhiều người nhận được rất nhiều năng lực, mà không hề cảm thấy mệt mỏi gì cả khi họ tập Yoga, thì Cô Merkle cho biết như sau:

Yoga có thể mang đến cho người đó thứ năng lượng, chỉ đơn thuần qua một vài động tác co giản nào đó mà thôi, vốn giúp làm gia tăng lên sự tuần hoàn và sự co giản của các cơ bắp. Thế nhưng, nó cũng có tác dụng lên trên cả hệ thống nội tiết (endocrine) nữa.

Tôi đã từng biết được một người phụ nữ, đã dùng ‘sức mạnh của Yoga‘ ngay tại công sở của bà, để tránh bị buồn ngủ. Khi tôi hỏi bà ta đang làm điều gì vậy, thì bà ta mô tả cho tôi biết về một kiểu dáng điệu, được thiết kế ra để khai mào cho tuyến yên (pituitary gland) thông qua dáng điệu và cách thở pranayamic vốn là cách để mang sức mạnh huyền bí vào trong tuyến yên [Tuyến yên là một tuyến quan trọng, người ta ví nó như một “nhạc trưởng” có tác dụng điều chỉnh sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác – NV].

Có vô số trường hợp của những người tập Yoga đã có được cái cảm nghiệm mà những người Đông Phương gọi là một cách làm thức tỉnh theo kiểu kundalini – tức giống kiểu một vòi nước cực mạnh dùng để cứu hỏa – được tuôn đổ xuống vào xương sống, và dĩ nhiên cũng sẽ tạo ra những kiểu tác dụng phụ rất nguy hiểm như là: sự thao thức vì mất ngủ; sự cách ly; việc nhìn thấy thần linh, cùng ma quái; sức mạnh phi thường; sự suy sập tinh thần, và sự suy sập về thể xác, trong nhiều năm trời.

Tôi cũng vừa mới được một người tiếp xúc, vốn cho rằng bà ta đã bị kiểu khủng hoảng kundalini như vừa được mô tả ở trên. Người này cho biết rằng bà biết là hiện đang có một con quỷ sống động nào đó ngay bên trong cơ thể của bà, vốn cứ đẩy đưa cơ thể của bà đi khắp chung quanh, và kết quả là bà ta phải nghĩ việc, và dọn vào sống với một người nào đó. Và bà này không thể nào “thoát khỏi ra được thứ ma quỷ sọ đầu nào đó đang hiện diện ngay bên trong cơ thể của bà” như bà mô tả cho tôi biết như vậy. Thì dĩ nhiên, tôi chỉ bà đến một vị linh mục – một chuyên gia trừ quỷ – ở nơi Tổng Giáo Phận mà tôi đang ở.

Cũng giống loại trò chơi xếp chữ Ouija [mà người viết có dịp đề cập tới trong bài viết về Harry Potter vừa mới đây], vốn thoạt đầu được xem như là một kiểu trò chơi mang tính giải trí riêng ở nhà hay tại quán trọ, thế nhưng nó lại là một sự trá hình, một sự ngụy tạo tài tình, vốn có rất nhiều chi nhánh rộng lớn khác, để đưa người chơi vào sự phù phép, huyền ảo, hay thần bí. Thì môn Yoga cũng vậy, đó chính là cửa trực tiếp đưa người tập vào sự bí huyền, hư ảo, và phù phép. Và cho dẫu người đó càng thánh thiện hay nhạy cảm đến cở nào đi chăng nữa, thì một khi đã bị dính vào, thì người đó càng ngày càng có thật nhiều khả năng để cảm nghiệm được tất cả mọi thứ một cách rõ ràng và mạnh bạo hơn nữa. Và ngược lại, nếu một ai đó đang có sự suy yếu ngấm ngầm (latent) về mặt tâm lý, thì khi dính vào Yoga, nó sẽ làm cho đời sống tâm lý của người đó ngày càng trở nên suy yếu và trầm trọng dần đi, để rồi đẩy người đó tìm về cái chết một cách rất tức tưởi, và oan ức.

Thì chính những kiểu khủng khoảng hay những chứng rối loạn về thần kinh như vậy không phải là chuyện dị biệt tí nào cả, đối với một người nào đó, khi đã dính vào môn Yoga này.”

Cũng theo Cha Amorth: “Những ai đã từng dính vào giáo phái Thời Đại Mới hay các thuật bí truyền, mơ ảo, phù phép,…. thì đôi lúc họ phải cần đến sự giải thoát hay sự cứu nguy từ các quỷ thần, hay các thần quyền ẩn bí nào đó.”

7. Thế Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị Có Đưa Ra Những Lời Cảnh Cáo Nào Cho Những Ai Cố Đèo Bồng Vào Những Kiểu Tôn Giáo Đông Phương Này Không?

Thưa, Có – Rất nhiều nữa là đằng khác.

Vào ngày 16 tháng 11 năm 2003 trong bài báo có nhan đề “Phải Chăng Quá Nhiều Cho Một Sự Co Giãn?” (Is It Too Much of a Stretch?) của nữ tác giả Marianna Bartholomew trên tờ Người Thăm Viếng Chủ Nhật (Our Sunday Visitor), nữ tác giả này đã trích dẫn ra những lời cảnh cáo của Tòa Thánh về môn Yoga này như sau:

Giáo Hội đang và liên lũy kêu gọi tất cả những người Công Giáo hãy cũng cố thêm cho thật vững chắc về đức tin Công Giáo của chúng ta, và nên tự xem xét là liệu những ảnh hưởng của giáo phái Thời Đại Mới, vốn được ẩn mình núp bóng dưới dạng của Yoga, hay của Harry Potter, có thật sự đang làm sói mòn đi mối dây liên kết mật thiết của chúng ta với Thiên Chúa không?”

Nữ tác giả này cũng trích dẫn ra luôn lời của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị trong chính cuốn sách của Ngài có nhan đề “Vượt Qua Ngưỡng Cửa của Hy Vọng” (Crossing the Threshold of Hope), khi Ngài trực tiếp liên tiếng cảnh cáo rằng:

Những người Kitô Giáo nào hết sức hồ hỡi đón nhận một vài ý tưởng, vốn xuất thân từ những truyền thống tôn giáo xưa cổ của Trung Đông, thì phải hết sức cẩn trọng để đừng bị lôi cuốn vào cách lập luận bí huyền của lạc giáo.”

8. Việc Thực Tập Yoga Có Sự Lan Rộng Như Thế Nào Trong Giáo Hội Công Giáo Của Chúng Ta?

Đề cập đến những người Kitô Giáo, Cô Merkle nói rằng:

“Có rất nhiều người Kitô Giáo tham gia vào một trong những đại tập thể rộng lớn của những người thực tập môn Yoga này.

Để đổ thêm dầu vào lửa, hay nói cách khác, để tạo ra thêm sự mơ hồ không đáng có, cũng như để cố tạo ra tính hợp pháp của môn Yoga này, thì đã có một số chỉ dẫn được đưa ra cho những người Kitô Giáo đến từ chính các vị giáo sĩ Công Giáo, những thầy/cô giáo và những người cố vấn về tâm linh – những người thực tập, viết và mạnh dạn cổ võ về những kiểu thực hành Đông Phương huyền bí này, đặc biệt là về môn Yoga, vốn vẫn thường đem và phối trộn nó với cái gọi là ‘thuyết thần bí Công Giáo’ (Catholic mysticism) [vốn không hề có trong Giáo Hội Công Giáo và được bịa đặt bởi những loại người vừa kể trên – NV].”

Do đó, nói tóm lại, chúng ta cần phải ý thức và biết rất rõ về những sự thật sau:

(a) Văn kiện của chính Tòa Thánh Vatican đã xem Yoga như là một chi nhánh của giáo phái Thời Đại Mới, như đã được đề cập chi tiết ở trên.

(b) Yoga chính là cửa trực tiếp đến sự huyền bí, hư ảo, phù phép của các loại quỷ thần, ma sọ.

(c) Văn kiện của chính Tòa Thánh Vaticăn nói rằng: “Người Công Giáo không thể nào chấp nhận được thứ giáo phái Thời Đại Mới.”

Nếu chúng ta muốn tập thể dục, muốn cho cơ thể tráng kiện và có sức khỏe minh mẫn, thế tại sao chúng ta không tập thể dục nhịp điệu (aerobics), những kiểu nhảy theo kiểu đi bộ (walking dancing), hay bơi lội, và việc tham dự Thánh Lễ mỗi ngày, sau khi tập thể dục, hoặc đến với Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu, Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ, và Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể … ?

Thì bằng chính những cách này, thân thể của chúng ta vừa được hưởng lợi từ những hoạt động về thể lý, lẫn về tâm lình, để cho đời sống tinh thần của chúng ta không bị trói chặt bởi những thứ tín ngưỡng hay những kiểu thực tập lạ lùng vốn hoàn toàn trái ngược với niềm tin Kitô Giáo, và đức tin Công Giáo đích thực của chúng ta.

Cầu mong cho tất cả mọi người chúng ta hãy luôn tỉnh thức về mặt thể xác lẫn tâm linh, dẫu nghịch cảnh có đẩy đưa hoặc cố tình chôn vùi chúng ta đến đâu đi chăng nữa, vì rằng chỉ có tín thác vào mỗi mình Thiên Chúa, chúng ta mới luôn có được một thân thể tráng kiện và một tâm linh trong sáng mà thôi!

P.S.: Các tài liệu được tham khảo dùng cho bài viết được lấy từ:
– Shambhala Guide to Yoga” By Georg Feuerstein
The New Age Counterfeit By Johnnette Benkovic at http://www.johnnettebenkovic.com
– Yoga: Health or Stealth? By Clare Merkle
Our Sunday Visitor – Issue of November 16, 2003
– Crossing the Threshold of Hope – Late Pope John Paul II

Cô Clare Merkle đã từng xuất hiện trên đài truyền hình Công Giáo của Mẹ Angelica là EWTN trong Chương Trình của Johnnette Benkovic, “Sống Đời Sống của Ngài Một Cách Dồi Dào” (Live His Life Abundantly). Cô hiện là chuyên gia về giáo phái Thời Đại Mới. Độc giả có thể gởi Email giao tiếp tới Cô qua địa chỉ: crossveil@go.com – Để biết thêm nhiều chi tiết về Yoga, Quý vị độc giả có thể đọc bài viết của Cô có nhan đề “Yoga: Sức Khỏe hay Sự Ru Ngủ?” (Yoga: Health or Stealth?) trên trang Web của Cô tại địa chỉ: crossveil.org).

Anthony Lê

URL: http://danchuausa.net/giao-hoi-hoan-vu/nhung-su-that-can-biet-ve-yoga/

Ứng dụng phổ biến Giáo huấn xã hội của Giáo hội Công giáo cho iPhone và iPad

GMVNGHCGTG_Thumb_755532166       russian-christians-demand-apple-change-offensive-logo-to-cross

 

(12.02.2014) – Một ứng dụng mới dành cho iPhone và iPaddo Trung tâm Đạo đức và Chính sách công phát triển, đã được phát hành nhằm mục đích truyền bá giáo huấn xã hội Công giáo qua các tài liệu của Giáo hội, thông tin và chú giải.

Trung tâm có trụ sở tại Washington, D.C., cho biết ứng dụng miễn phí này là “một nguồn tài liệu lớn dành cho các chính trị gia, phóng viên, giáo viên, sinh viên và bất cứ ai muốn hiểu rõ hơn về giáo huấn của Giáo hội về các vấn đề kinh tế, chính trị và văn hóa”.

Ứng dụng Giáo huấn Xã hội Công giáo cho phép người dùng truy cập bản văn các Thông điệp của các giáo hoàng, từ Thông điệp Lumen Fidei của Đức giáo hoàng Phanxicô năm 2013 trở ngược lên đến Thông điệp Rerum Novarum của Đức giáo hoàng Leo XII năm 1891. Ứng dụng cũng bao gồm các văn kiện của Bộ Giáo lý Đức tin về đạo đức sinh học và về việc tham gia chính trị của người Công giáo, cũng như Tông huấn Evangelii Gaudium của Đức giáo hoàng Phanxicô về Phúc-Âm-hoá.

Ứng dụng này còn gồm cả những bài viết chú giải của các tác giả Công giáo và không Công giáo về giáo huấn Công giáo và các sự kiện thời sự. Trong số các tác giả này, có Đức hồng y Timothy M. Dolan của New York, Đức Tổng giám mục Jose H. Gomez của Los Angeles, Đức Tổnggiám mục Charles J. Chaput của Philadelphia.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể đọc tin tức của CNA, EWTN News, CNS và các nguồn khác.

Chức năng tìm kiếm và tham chiếu chéo giúp người dùng tìm kiếm nội dung về các chủ đề mà họ quan tâm.

Nhà phát triển ứng dụng này, Trung tâm Đạo đức và Chính sách công, được thành lập năm 1976, có mục tiêu áp dụng “truyền thống đạo đức Do Thái-Kitô giáo vào các vấn đề quan trọng của chính sách công”.

Có thể tải ứng dụng Giáo huấn Xã hội Công giáo từ App Store của Apple, hoặc tạiđịa chỉ trang web http://catholicsocialteaching.eppc.org.

Ứng dụng thuộc loại tham khảo, phiên bản mới nhất (1.0.1) cập nhật ngày 21-01-2014, dung lượng 7,4 MB, chỉ có bằng tiếng Anh.

 

Minh Đức

Ý cầu nguyện của Đức giáo hoàng trong năm 2014

 Pope
THÁNG GIÊNG
– Ý chung: Cầu cho việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế chính đáng là tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người và của mọi dân tộc.
– Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu thuộc các truyền thống khác nhau có thểtiến tới sự hiệp nhất theo ý muốn của Chúa Kitô.
THÁNG HAI
– Ý chung: Cầu cho Giáo Hội và xã hội biết tôn trọng sự khôn ngoan và kinh nghiệm của những người cao tuổi.
– Ý truyền giáo: Cầu cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân biết cộng tác với nhau cách quảng đại trong việc loan báo Tin Mừng.
THÁNG BA
– Ý chung: Cầu cho tất cả mọi nền văn hoá biết tôn trọng các quyền và phẩm giá của người phụ nữ.
– Ý truyền giáo: Cầu cho có nhiều người trẻ biết đón nhận lời mời gọi của Chúa dâng hiến đời sống mình để rao giảng Phúc Âm.
THÁNG TƯ
– Ý chung: Cầu cho các nhà cầm quyền thúc đẩy mạnh mẽ việc bảo vệ và phân phối đồng đều các của cải và những tài nguyên thiên nhiên.
– Ý truyền giáo: Cầu xin Chúa Kitô Phục Sinh ban dồi dào niềm hy vọng trong tâm hồn cho tất cả mọi người đang gặp thử thách vì đau khổ và bệnh tật.
THÁNG NĂM
– Ý chung: Cầu cho các phương tiện truyền thông trở nên những công cụ phục vụ cho sự thật và hoà bình.
– Ý truyền giáo: Cầu xin Đức Maria là Ngôi sao loan báo Tin Mừng, hướng dẫn Giáo Hội trong việc rao giảng Chúa Kitô cho mọi dân tộc.
THÁNG SÁU
– Ý chung: Cầu cho những người thất nghiệp nhận được sự trợ giúp và tìm được công ăn việc làmđể sống xứng với phẩm giá của mình.
– Ý truyền giáo: Cầu cho Âu Châu tái khám phá ra căn cội Kitô giáo của mình qua chứng tá đức tin của các tín hữu.
THÁNG BẢY
– Ý chung: Cầu cho các bộ môn thể thao luôn là những cơ hội để xây đắp tình huynh đệ và phát triển con người.
– Ý truyền giáo: Cầu xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ các anh chị em giáo dân trong việc rao giảng Tin Mừng tại các quốc gia nghèo khổ nhất.
THÁNG TÁM
– Ý chung: Cầu cho những người tị nạn, buộc phải rời bỏ quê hương mình vì bạo lực, nhận được sựtiếp đón quảng đại và bảo đảm được các quyền lợi của mình.
– Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu tại Châu Đại Dương biết hân hoan truyền bá đức tin cho các dân sống trong đại lục mình.
THÁNG CHÍN
– Ý chung: Cầu cho những người thiểu năng trí khôn nhận được tình thương yêu và sự trợ giúp cần thiết để sống cho xứng đáng.
– Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu, được Lời Chúa thôi thúc, biết phục vụnhững người nghèo khổ.
THÁNG MƯỜI
– Ý chung: Cầu xin Chúa ban hoà bình cho những nơi trên thế giới đang bị tàn phá bởi chiến tranh và bạo lực.
– Ý truyền giáo: Cầu cho Ngày Thế giới Truyền giáo đánh động mọi tín hữu niềm khát khao và nhiệt tâm mang Tin Mừng đến cho toàn thể thế giới.
THÁNG MƯỜI MỘT
– Ý chung: Cầu cho những người cô đơn được cảm thấy Chúa gần gũi và nhận được sự trợ giúp của tha nhân.
– Ý truyền giáo: Cầu cho các chủng sinh và tu sĩ trẻ có được những nhà đào tạo tài giỏi và khôn ngoan.
THÁNG MƯỜI HAI
– Ý chung: Cầu xin sự ra đời của Đấng Cứu Thế mang lại ơn an bình và niềm hy vọng cho mọi người thành tâm thiện chí.
– Ý truyền giáo: Cầu cho các bậc làm cha mẹ trở nên những nhà truyền giáođích thực, truyền thông đức tin là món quà quý giá nhất cho con cái mình.
(Osservatore Romano, 27-02-2013)
Lm. Giuse Phạm Quốc Điêm chuyển dịch

Mối quan tâm hàng đầu của Đức giáo hoàng: “Người ly dị tái hôn” và “một Thượng hội đồng hiệu quả hơn”

WHĐ (21.02.2014) – Trong một cuộc trả lời phỏng vấn dành cho Vatican Insider, Đức Hồng y Giovanni Battista Re nói rằng triều đại giáo hoàng Phanxicô đang “đưa thế giới đến gần với đức tin hơn”.

1391550_435614746548288_1557858011_n

“Đức giáo hoàng Phanxicô đã có một ảnh hưởng đặc biệt đối với mọi người, chiếm được tình cảm và lòng kính trọng của họ”. Với tư cách hồng y cao niên nhất trong hàng hồng y–giám mục, Đức hồng y Giovanni Battista Re là người đứng đầu Mật tuyển viện đã bầu ra Đức giáo hoàng Phanxicô. Vào lúc sắp diễn ra Công nghị Hồng y [ngoại lệ về Gia đình, 20 & 21-02], Nguyên Bộ trưởng Bộ Giám mục và Nguyên Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về châu Mỹ Latinh đã đưa ra một cái nhìn rất tích cực về năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng Phanxicô và sơ phác những lĩnh vực được Đức giáo hoàng Phanxicô coi là ưu tiên: đẩy mạnh việc chăm sóc mục vụ gia đình và làm cho Thượng Hội đồng hoạt động hiệu quả hơn.

– Đức giáo hoàng tiến hành cải tổ ra sao?

– Đức giáo hoàng Phanxicô là một người cải tổ kiên quyết. Cải tổ đầu tiên của ngài là một mẫu gương về lối sống đơn giản và đúng mực. Ngài đã bắt đầu cải tổ Giáo triều nhưng quá trình này sẽ mất một thời gian và các cải tổ cần được xem xét một cách cẩn thận, như Đức giáo hoàng hiện đang thực hiện với tám vị hồng y tư vấn.

– Đức hồng y tổng kết năm đầu tiên của Đức giáo hoàng Phanxicô trên ngai toà Phêrô như thế nào?

– Đức giáo hoàng Phanxicô được nhiều người yêu mến và kính trọng trên khắp thế giới. Việc ngài được bầu làm giáo hoàng đã là một bất ngờ cho công chúng và giới truyền thông. Mười hai tháng sau mọi người đã thấy kết quả rõ ràng và chỉ có thể đánh giá một cách tích cực. Đức giáo hoàng Phanxicô có một lực lượng ủng hộ lớn ở Nam bán cầu nhưng gốc gác Italia của ngài cũng như lòng sùng mộ Đức Maria của ngài là hiển nhiên. Điều đầu tiên ngài đã làm khi trở thành giáo hoàng là đến cầu nguyện ở Vương cung thánh đường Đức Bà Cả để xin Mẹ che chở triều giáo hoàng của ngài.

– Đối với Đức giáo hoàng Phanxicô việc chăm sóc mục vụ cho gia đình quan trọng ra sao?

– Đó là điều cơ bản. Đức giáo hoàng ý thức rõ rằng chăm sóc gia đình là rất quan trọng trong việc cải thiện xã hội và bảo đảm một tương lai chắc chắn hơn. Chính trong gia đình mà người ta đón nhận được Đức tin và các giá trị; đó là lý do tại sao Đức giáo hoàng Phanxicô xem gia đình là rất quan trọng.

– Liệu giáo lý về gia đình sẽ được bàn tới?

– Tôi không nghĩ rằng có thể xét lại việc không cho người ly dị tái hôn được lãnh nhận các bí tích. Đây là điều khách quan không thể thay đổi. Đức Phanxicô hướng sự quan tâm chăm sóc mục vụ của Giáo hội đến những ai thấy mình ở trong tình trạng này và cần giúp đỡ để có thể giữ được đức tin, sống đời sống cầu nguyện và tham dự Thánh lễ Chúa nhật. Đức giáo hoàng đang suy nghĩ xem có thể làm gì để trợ giúp những người ly dị tái hôn và thực tế những cách thức tốt hơn để chứng tỏ sự trợ giúp này đang được xem xét.

– Có đúng là Thượng Hội đồng cũng sẽ thay đổi?

– Tất nhiên là như thế. Đức Phaolô VI đã thiết lập Thượng Hội đồng như một công cụ để thúc đẩy tính hiệp đoàn nhưng Thượng Hội đồng cần hoạt động hiệu quả hơn và Đức giáo hoàng đã rất đúng khi kêu gọi thay đổi. Quy tụ ba trăm người cùng làm việc ăn ý với nhau là không dễ dàng và Đức giáo hoàng hoàn toàn ý thức rằng cung cách làm việc của Thượng Hội đồng cần phải đơn giản hóa.

(Vatican Insider)

Minh Đức

KINH THÁNH VÀ LUÂN LÝ

“Kinh Thánh và luân lý” là tựa đề của một văn kiện của ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh, được xuất bản năm 2008. Sau khi trình bày lịch sử vấn đề (Nhập đề), chúng tôi sẽ tóm tắt nội dung của văn kiện gồm hai phần chính, và đưa ra vài nhận xét trong phần kết luận.

 

imagesCAIT6BWM

Nhập đề

Mối tương quan giữa Kinh Thánh và luân lý có thể được bàn dưới nhiều khía cạnh: khía cạnh lịch sử, khía cạnh lý thuyết, khía cạnh thực hành.

1/ Dưới khía cạnh lịch sử, có thể đặt câu hỏi như thế này: quan điểm của Kinh Thánh về luân lý như thế nào? Thế rồi người ta sẽ lần lượt rảo qua các giai đoạn của lịch sử Israel để trình bày sự tiến triển trong Cựu ước (a/ trước thời quân chủ; b/ thời quân chủ; c/ các ngôn sứ; d/ thời lưu đày; e/ sau thời lưu đày) cũng như những luồng tư tưởng nổi bật (Torah; Đệ-nhị-luật; Các nhà hiền triết). Một cách tương tự như vậy, trong Tân ước, người ta lần lượt tìm hiểu quan điểm luân lý của Đức Giêsu Nadarét với những chủ để nổi bật (Nước Thiên Chúa; Hoàn tất lề luật; giới răn yêu thương; trở nên môn đệ), thánh Phaolô (đời sống trong Thánh Linh; Tự do và lề luật; con người mới). Một thí dụ của lối tiếp cận này có thể nhận thấy nơi cuốn Nuovo Dizionario di Teologia Morale[1] (Từ điển thẩn học luân lý) xuất bản bên Ý. Không nói ai cũng đoán được, phương pháp này không dễ áp dụng, bởi vì một đàng, các bản văn của Kinh Thánh hiện nay đã được viết đi viết lại nhiều lần (Ngũ thư không phản ánh hoàn toàn trung thực thời buổi ông Môsê), đàng khác mỗi học giả có khuynh hướng dừng lại ở vài tư tưởng then chốt (chẳng hạn như: giao ước) và bỏ qua những tư tưởng khác.

2/ Dưới khía cạnh lý thuyết, khi bàn về phương pháp giảng dạy thần học, công đồng Vaticanô II đã muốn rằng Kinh Thánh phải là linh hồn của thần học nói chung (Hiến chế tín lý về Mạc khải, số 24), và điều này cũng cẩn được áp dụng cho thần học luân lý (Sắc lệnh về việc đào tạo linh mục, số 16)[2].

Để hiểu lý do của lời nhắc nhở này, thiết tưởng cần phải đi lùi lại lịch sử thần học. Vào thời các giáo phụ và các nhà thần học thế kỷ XIII (điển hình nơi thánh Tôma Aquinô), thần học luân lý luôn được liên kết với nền tảng Kinh Thánh và tín lý. Thậm chí các nhà chú giải còn xếp “nghĩa luân lý” như là một trong bốn chiều kích của Kinh Thánh[3]. Thế nhưng từ thế kỷ XVII, thần học luân lý mang tính cách thực dụng (nghĩa là tìm cách giải các “nố lương tâm”), và làm mất tính hệ thống của nó[4]. Sang thế kỷ XX, người ta tìm cách xây dựng một khoa luân lý theo phương pháp khoa học có hệ thống. Từ đó vấn đề “nền tảng” được đặt ra. Thần học luân lý cần đặt nền trên Thánh Kinh và Thánh truyền[5]. Tuy nhiên nhiều câu hỏi đã sớm nảy lên, chẳng hạn như:

– Phải đọc Kinh Thánh như thế nào? Có nên hiểu theo chữ đen không? Nếu như vậy thì phải giải thích thế nào về những quy luật tương phản ngay trong Kinh Thánh? Rồi còn phải nói gì về những quy luật đã lỗi thời và chính Giáo hội đã gạt sang một bên? Những quy luật ấy còn ý nghĩa gì nữa không?

– Ngày nay, chúng ta gặp nhiều vấn đề chưa được đặt ra cách đây 20 thế kỷ. Có thể tìm được lời giải đáp trong Kinh Thánh cho các vấn đề ấy hay không?

– Nói cho cùng, trọng tâm của Kinh Thánh là kerygma (loan báo Tin Mừng cứu độ), hay Kinh Thánh cũng bao hàm các quy tắc luân lý nữa? Làm thế nào để biết cái gì là trọng tâm, cái gì là thứ yếu? Làm thế nào biết được cái gì có giá trị mãi mãi, cái gì chịu lệ thuộc vào văn hoá một thời?

3/ Hai khía cạnh vừa rồi xem ra chỉ liên quan đến môi trường học thuật. Người tín hữu thông thường sẽ đặt câu hỏi cách khác: tôi có cần phải mở Kinh Thánh để tìm những giải đáp cho các vấn đề luân lý gặp thấy hằng ngày không? Trên thực tế, có lẽ ít người tín hữu nghiền ngẫm Kinh Thánh để tìm ra đường hướng cho các hành động, bởi vì họ nghĩ rằng Kinh Thánh chứa đựng các đạo lý đức tin, hơn là các điều luật thực hành. Muốn hiểu biết các nghĩa vụ luân lý, các tín hữu sẽ truy tầm các sách giáo lý, giáo luật, hơn là Kinh Thánh. Hoạ chăng, những ai muốn sống lý tưởng cao thượng thì mới suy niệm Bài giảng trên núi, hoặc Bài giảng ở nhà Tiệc ly của Đức Giêsu. Đó là nói đến những tín hữu “còn có lòng tin”, bởi vì ngày nay nhiều người thích sống tự do, không muốn bị ràng buộc bởi các quy luật nào ở bên ngoài.

Để trả lời cho các câu hỏi này, ủy ban Giáo hoàng về Kinh Thánh đã xuất bản một văn kiện tựa đề “Kinh Thánh và luân lý. Những cội rễ Thánh Kinh cho người Kitô hữu hành động”[6] mà chúng tôi muốn giới thiệu trong bài này.

VĂN KIỆN “KINH THÁNH VÀ LUÂN LÝ”

Trước đây, ủy ban Giáo hoàng Kinh Thánh đã đề cập vấn đề này trong văn kiện “Việc giải thích Kinh Thánh trong Giáo hội” (15/4/1993). Ở phần cuối (III.D.3), khi bàn đến việc áp dụng các việc chú giải vào các ngành thần học, văn kiện đã viết như sau:

Bên cạnh những câu chuyện liên quan đến lịch sử cứu độ, Kinh Thánh cũng liên kết nối nhiều huấn dụ về cách ăn nết ở – những mệnh lệnh, cấm giới, lệnh truyền, các lời khuyên răn và tố cáo của các ngôn sứ, các lời bàn của các bậc khôn ngoan, vân vân. Một trong những vai trò của khoa chú giải là chuẩn bị công tác cho thần học luân lý bằng cách xác định ý nghĩa của những tài liệu phong phú này.

Công việc này không đơn giản, bởi vì thường các bản văn Kinh Thánh không quan tâm phân biệt những nguyên tắc luân lý phổ quát, những quy định thuộc về sự tinh sạch của lễ nghi và những lề luật pháp lý. Tất cả đểu trộn lẫn với nhau. Mặt khác, Kinh Thánh phản ánh một sự tiến triển luân lý, đạt tới sự hoàn tất trong Tân ước. Vì thế không phải bất kỳ quan điểm nào về luân lý của Cựu ước (chẳng hạn như: tục nô lệ hoặc ly dị, việc tru diệt địch quân sau chiến thắng) cũng đều có giá trị. Cần thiết phải phân định, dựa trên sự tiến triển của ý thức luân lý. Các bản văn Cựu ước chứa đựng vài yếu tố còn “bất toàn và tạm thời” (Dei Verbum 15), mà đường lối sư phạm của Thiên Chúa không diệt bỏ ngay lập tức. Ngay cả Tân ước cũng có nhiều đoạn không dễ giải thích trong lãnh vực luân lý, bởi vì nó thường sử dụng nhiều hình ảnh mang tính tương phản và thậm chí khiêu khích; ngoài ra tương quan của các Kitô hữu đối với luật Do thái đang còn tranh luận gắt gao.

Vì thế các nhà luân lý có lý do để đặt ra cho các nhà chú giải nhiều câu hỏi quan trọng thúc đẩy họ tìm kiếm. Một điều đã xảy ra hơn một lần là nhà chú giải trả lời: không có bản văn nào đã đụng đến câu hỏi được đặt lên. Dù vậy, xét trong toàn bộ chứng tích của Kinh Thánh, thì có thể tìm ra một hướng đi sâu sắc. Về những điểm quan trọng, luân lý của Thập điều vẫn là cơ bản. Cựu ước đã chứa đựng những nguyên tắc và giá trị hướng dẫn hành động phù hợp với nhân vị, được tạo dựng “theo hình ảnh Thiên Chúa” (St 1,27). Tân ước mang thêm ánh sáng cho những nguyên tắc và giá trị ấy nhờ mạc khải về tình yêu Thiên Chúa trong Đức Kitô.

Những nét phác thảo trên đây được khai triển trong văn kiện “Kinh Thánh và luân lý”. Đề tài được gợi lên từ năm 2002 do vị Chủ tịch ủy ban Kinh Thánh thời ấy là đức hồng y Joseph Ratzinger. Văn kiện viết bằng tiếng Ý được biểu quyết trong phiên họp khoáng đại thường niên từ ngày 16 đến 20 tháng 4 năm 2007. Vị thư ký của ủy ban, cha Klemens Stock S.J., cho biết rằng sau khi bản văn được toàn thể ủy ban (gồm 19 thành viên) biểu quyết chấp thuận, còn được giao cho các chuyên viên để sửa văn rồi mới đệ lên “cấp trên” (Hổng y William Levada, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin kiêm Chủ tịch ủy ban) duyệt y. Văn kiện được phát hành vào lễ Hiện xuống ngày 11/5/2008, dưới hình thức một tập sách, dày 238 trang. Trang đẩu tiên được dành cho bản văn của Thập điều (Xh 20,2-17) và các chân phúc (Mt 5,3-12), tượng trưng cho luân lý của Cựu ước và Tân ước.

Sau lời dẫn của hồng y Levada, và “Nhập đề” (số 1-6) giải thích những mục tiêu của tài liệu, tài liệu được chia làm hai phần. Phần thứ nhất mang tựa đề là “Một nền luân lý mạc khải: quà tặng của Thiên Chúa và sự đáp trả của con người” (số 7-91), trình bày những nét chính của luân lý Kinh Thánh. Tựa đề của phần thứ hai là “Vài tiêu chuẩn Kinh Thánh để suy tư về luân lý” (số 92-154), trình bày vài nguyên tắc trong Kinh Thánh có thể giúp tìm ra những giải pháp cho các vấn để luân lý thời nay. Kết luận (số 155-160) tóm lại chủ đề của văn kiện, nêu bật rằng luân lý mạc khải được nhìn từ phía Thiên Chúa trước khi nhìn vế phía con người.

Thực ra, ngay từ những lời dẫn nhập, văn kiện đã muốn sửa lại quan điểm thông thường vế luân lý. Thực vậy, người ta thường nghĩ tới luân lý như là một mớ những điều truyền khiến hoặc lệnh cấm, đặt ra những quy luật, nghĩa vụ, ngăn cấm. Hậu nhiên, Thiên Chúa được nhìn như một nhà độc tài khống chế. Không phải thế, luân lý cần được nhìn trong viễn tượng của hạnh phúc là điều mà thâm tâm con người luôn khao khát. Thiên Chúa muốn cho con người được hạnh phúc, và chỉ cho con người những phương thế để đạt tới hạnh phúc.

Phần thứ nhất: Luân lý mạc khải

Kinh Thánh hàm chứa một nền “luân lý mạc khải”, nghĩa là một nền luân lý không tùy thuộc vào lý luận của con người, nhưng đặt nền trên mạc khải Thiên Chúa. Trong mạc khải này có ba dữ kiện làm nền tảng cho những hành động của các Kitô hữu. Thứ nhất, có một quà tặng của Thiên Chúa, và con người cần phải đón nhận quà tặng này. Thứ hai, Thiên Chúa bày tỏ lòng nhân lành không những qua quà tặng (dono) và còn qua sự tha thứ nữa (perdono). Thứ ba, chân trời hành động của con người không chỉ giới hạn vào đời sống trên đời này, nhưng còn mở rộng đến sự thông hiệp vĩnh cửu vào sự sống Thiên Chúa (số 7).

Trong Kinh Thánh chúng ta gặp thấy ba quà tặng lớn lao của Thiên Chúa. Những quà tặng này mang theo những nền tảng cho hành động của con người. Càng nhận thức sự cao cả và phong phú của những quà tặng, ta càng hiểu rõ động lực của hành động ngay chính. Những quy tắc hành động không được áp đặt tự bên ngoài, nhưng đã được gói ghém trong chính quà tặng.

Đặc biệt Kinh Thánh nói đến ba quà tặng của Thiên Chúa[7]:

1/ Thứ nhất là sự tạo dựng, quà tặng nguyên khởi và nền tảng. Kinh Thánh tuyên xưng rằng Thiên Chúa là Đấng Tạo dựng trời đất. Quà tặng mà Tạo hoá ban cho con người là Ngài đã dựng nên con người theo giống hình ảnh của mình (St 1,26). Quà tặng này mang theo sáu ân huệ: lý trí có khả năng hiểu biết, tự do có khả năng quyết định, chức vụ lãnh đạo thế giới, khả năng bắt chước Thiên Chúa trong hành động, phẩm giá nhân vị sống có tương quan, đời sống thánh thiện. Những ân huệ này mang theo những quy tắc cho hành động ngay chính.

2/ Thiên Chúa còn bày tỏ lòng nhân hậu qua việc tuyển chọn dân Israel và ban cho họ giao ước. Cựu ước nói đến nhiều giao ước (với ông Noê, Ápraham, Môsê, Đavít), nhưng quan trọng nhất là giao ước với ông Môsê, trong đó bao hàm Thập điều , được mở đầu với tuyên ngôn giải phóng như sau: Ta là Adonai, Thiên Chúa của ngươi, Đấng đã đưa ngươi ra khỏi xứ Ai Cập, ra khỏi cảnh nô lệ” (Xh 20,2). Giao ước này sẽ là điểm quy chiếu cho giáo huấn luân lý của các ngôn sứ.

3/ Quà tặng cuối cùng của Thiên Chúa là giao ước trong Con của Ngài là Đức Giêsu. Người được Thiên Chúa ban cho loài người như là “Đường, Sự thật, Sự sống” (Ga 14,6). Người là quà tặng của Thiên Chúa cho nhân loại, đồng thời cũng là mẫu mực cao cả nhất cho hành động của con người. Văn kiện cũng phân tích sứ điệp luân lý của Tin Mừng nhất lãm (sứ điệp Nước Trời), thánh Gioan, thánh Phaolô, thánh Giacôbê và thánh Phêrô, thư Hípri, Khải Huyền).

Hành động của người Kitô hữu không hạn chế vào cuộc đời trần thế này, nhưng mở rộng sang bên kia cái chết. Đặc trưng của người Kitô hữu là họ nuôi dưỡng niềm hy vọng sẽ được phục sinh với Đức Kitô (x. 1 Tx 4,23). Chiều kích cánh chung không làm suy giảm giá trị của những hoạt động ở đời sống trần gian, nhưng mang lại cho nó ý nghĩa sung mãn và trách nhiệm,

Kinh Thánh không chỉ kể lại những việc làm của Thiên Chúa, nhưng đồng thời cũng thuật lại những sự yếu đuối, sai lầm, sa ngã của con người. Trong tình trạng ấy, Sách thánh cho thấy rằng bên cạnh “quà tặng” (dono) còn có “tha thứ” (perdono) nữa. Thiên Chúa không hành động như thẩm phán nghiêm khắc, nhưng Ngài xót thương các thụ tạo sa ngã, mời gọi họ hãy thống hối, trở về và Ngài tha thứ tội lỗi của họ. Đây là một dữ kiện cơ bản của luân lý mạc khải: nó không phải là một bộ hình luật cứng nhắc, nhưng đàng sau nó là Thiên Chúa giàu lòng lân tuất (x. số 81).

Phần thứ hai: Vài tiêu chuẩn của Kinh Thánh cho việc suy tư luân lý

Ngày nay nhiều vấn đề mới mẻ được đặt lên chẳng hạn như: bạo lực, khủng bố, chiến tranh, di dân, bảo vệ môi trường, lao động, sinh học, vv. Kinh Thánh có giải đáp nào cho những vấn đề ấy không? Dĩ nhiên là Kinh Thánh không đưa ra những câu trả lời cụ thể, nhưng Kinh Thánh cung cấp một số tiêu chuẩn có thể giúp chúng ta tìm ra những quy tắc hành động.

Văn kiện đề nghị hai tiêu chuẩn nền tảng và sau tiêu chuẩn đặc thù.

1/ Hai tiêu chuẩn nền tảng: bản tính con người và mẫu gương của Đức Giêsu.

a) phù hợp với hình ảnh Kinh Thánh về phẩm giá con người, và ơn gọi con người vào hiệp thông với Thiên Chúa (số 95-99);

b) phù hợp với mẫu gương của Đức Giêsu, lời dạy và cách cư xử của Người (số 100-103).

Tất cả mọi quyết định luân lý cần phải phù hợp với hai tiêu chuẩn nói trên. Tiêu chuẩn thứ nhất: Điều răn “chớ giết người” nhắm tới giá trị tích cực là tôn trọng sự sống. Việc tôn trọng sự sống cần phải được duy trì cho hết mọi người ở hết mọi lứa tuổi, kể cả đối với những thành phấn yếu kém xét về sản xuất kinh tế. Việc tôn trọng sự sống khiến cho Giáo hội duyệt lại thái độ đối với án tử hình và đối với chiến tranh, đưa đến việc tôn trọng mọi hình thức sự sống, kể cả thảo mộc và động vật, và bảo vệ thụ tạo. Việc tôn trọng sự sống bắt nguồn từ Thiên Chúa là nguyên ủy của muôn loài. Một cách tương tự như vậy, điều răn “chớ ngoại tình” cung cấp rất nhiều suy nghĩ về giá trị của trách nhiệm cá nhân. Đôi hôn nhân được mời gọi làm chứng tá cho

tình yêu vững bền của Thiên Chúa. Điều răn này không chỉ ngăn cấm sự tháo thứ luân lý nhưng còn bảo vệ ý nghĩa trọn vẹn của hôn nhân trong chương trình của Thiên Chúa. Tiêu chuẩn thứ hai là sự phù hợp mẫu gương của Đức Giêsu. Việc bắt chước Đức Giêsu được mô tả như là “trọng tâm của luân lý Kitô giáo” (số 100). Bản văn cơ bản là bài giảng trên núi. Các mối chân phúc chứng tỏ phẩm giá của những con người trong những tình trạng bi thảm nhất. Đức Giêsu là hiện thân của những giá trị và tình trạng ấy nơi sự khó nghèo, khiêm tốn của bản thân, cũng như cảnh chịu bách hại. Đồng thời Người cũng kiện toàn và đào sâu của Lề luật, khi đề ra sự “công chính” lớn hơn cho con cái Thiên Chúa. Tuy bài giảng trên núi phản ánh điều kiện của con cái Chúa trong thời viên mãn của Nước Trời, nhưng những lời giảng và tấm gương của Đức Giêsu không phải là lý tưởng không thể với tới. Những định hướng mà Đức Giêsu đề ra có giá trị như những mệnh lệnh luân lý: chúng khuyến khích người môn đệ hãy sống phù hợp với các giá trị của Nước Trời.

2/ Sáu tiêu chuẩn đặc thù.

Ngoài hai tiêu chuẩn nền tảng, văn kiện còn đề ra sáu tiêu chuẩn đặc thù, dựa trên những nhận xét là: (1) Kinh Thánh tỏ ra cởi mở với luật tự nhiên (tương đồng); (2) Kinh Thánh cương quyết chống lại những gì tương phản với các giá trị (tương phản); (3) Kinh Thánh chứng tỏ một sự tinh luyện ở vài quan điểm luân lý (tiến triển); (4) Kinh Thánh đề cao chiều kích cộng đồng của luân lý (cộng đồng); (5) Kinh Thánh cung cấp cho con người một động lực để tiến đến sự trọn hảo (cứu cánh); (6) Kinh Thánh cho thấy rằng không phải tất cả mọi nguyên tắc đều có giá trị ngang nhau (phân định). Mỗi tiêu chuẩn được minh hoạ bằng những bản văn Cựu ước và Tân ước cùng với vài thí dụ áp dụng cho thời buổi hôm nay.

a) Sự tương đồng (convergema: số 105-110). Chúng ta gặp thấy một sự tương đồng không nhỏ giữa Kinh Thánh với những quy tắc, lề luật, mệnh lệnh luân lý của các dân tộc khác, ra như một thứ luân lý phổ quát. Trong Cựu ước, chúng ta thấy sự tương đồng giữa luật của Ngũ thư với các bản luật cổ khác (chẳng hạn bộ luật Hammurabi). Các sách Khôn ngoan thường phản ánh sự khôn ngoan của các dân tộc khác. Trong Tân ước, bản liệt kê các nhân đức trong các thư thánh Phaolô củng giống như mối quan tâm của các triết học đương thời (chẳng hạn phái Khắc kỷ) muốn chế ngự các dục tình. Điều mới mẻ là thánh Tông đồ thêm vào Thần Khí của Đức Giêsu là Đấng nâng đỡ bản tính yếu đuối của chúng ta. Điều này khuyến khích chúng ta hãy đối thoại với tất cả mọi người và với mọi văn hoá để tìm ra một lối cư xử chung trước các vấn để hiện nay, tựa như: nhân quyền, sự bình đẳng giữa phái tính, công lý, bảo vệ môi trường.

b) Sự tương phản (contrapposizione: số 111-119). Luân lý Kinh Thánh trân trọng tất cả những gì tốt đẹp trong thế giới, nhưng đồng thời cũng chống lại hết mọi hình thức tội lỗi và bất công. Các ngôn sứ trong Cựu ước cũng như thánh Phaolô trong Tân ước đều chống lại các tội lỗi, nghĩa là sự vi phạm mối tương quan với Thiên Chúa cũng như những vi phạm phẩm giá và quyền lợi của tha nhân: thờ ngẫu tượng, tham lam tiền bạc đưa đến việc bóc lột người nghèo. Những hình thức ấy vẫn tiếp diễn vào thời đại chúng ta, qua những hình thức ngẫu tượng mới, thờ phụng cá nhân, giai cấp, chủng tộc; hoặc hình thức loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi xã hội và dẫn đến sự bóc lột người nghèo, chạy theo lợi nhuận; hoặc những chế độ tự phong cho mình vai trò Thượng đế để áp đặt một ý thức hệ. Sự kháng cự những hình thức tội lỗi đã nhiều lần đưa buộc các tín hữu phải kiên trì can đảm làm chứng cho chân lý.

c) Sự tiến triển (progressione: số 120-125). Người ta nhận thấy một sự tiến triển trong các quy luật luân lý từ Cựu ước sang Tân ước; vì thế không thể nào xếp tất cả các mệnh lệnh ấy ngang hàng với nhau (n.120). Kinh Thánh không phải là một hệ thống luân lý cứng nhắc, nhưng là một ý thức tăng trưởng theo dòng mạc khải, cách riêng nhờ ánh sáng của mầu nhiệm phục sinh của Đức Kitô phục sinh và ân huệ của Thánh Linh. Ta có thể nhận thấy sự tiến triển qua ba thí dụ. Vào lúc khởi nguyên, sự báo oán xem ra quá mức (St 4,23-24), vì thế được điều chỉnh bởi luật talion (đền bù cân bằng: mắt đền mắt, răng đền răng (Xh 21,23-24); nhưng lại bị Đức Giêsu xét lại trong Bài giảng trên núi (Mt, 5.39): Thiên Chúa là Đấng tha thứ, và yêu cầu loài người cũng hãy làm như vậy. Vào thời xưa, tục đa thê được chấp nhận; rồi chế độ đa thê tiến đến độc thê với ly dị, và cuối cùng Đức Giêsu chủ trương độc thê nhưng không được ly dị (Mt 5,31-32). Một thí dụ nữa là hệ thống các hy lễ trong Cựu ước được thay thế bằng hy lễ duy nhất của Đức Kitô và phụng vụ mới của những Kitô hữu là các tư tế vương giả[8].

d) Chiều kích cộng đồng (dimensione comunitaria: số 126-135). Con người mà sứ điệp luân lý nhắm tới không phải là cá nhân đơn độc nhưng là những phần tử của một cộng đồng. Do đó không ai có thể tự mình ấn định những quy luật hành động nhưng cần phải quy chiếu về cuộc sống trong cộng đồng. Dân Thiên Chúa trong Cựu ước chuẩn bị cho đoàn dân mới của Đức Kitô, được mời gọi sống trong hiệp thông, được mời gọi thực hành “sự công chính lớn hơn” bao hàm lòng thương yêu dành cho hết mọi người, kể cả người thù địch, củng như mối quan tâm dành cho người nghèo, người ngoại kiểu.

e) Cứu cánh (finalità: số 136-149). Tiêu chuẩn này nêu bật tầm quan trọng của đức hy vọng trong luân lý Kitô giáo. Niềm hy vọng vào cuộc sống tương lai là một động lực quyết liệt cho các hành động của chúng ta. Theo Kinh Thánh, cuộc đời ở trần gian này không khép kín, bởi vì chúng ta sống trong một chân trời cánh chung đã được khai mở trong cuộc Phục sinh của Đức Giêsu. Cái chết và cuộc phục sinh của Người mang lại tia sáng mới cho những mối lo âu của con người trước cái chết, và xác nhận những nỗi niềm trông mong của nhiều trang Kinh Thánh. Viễn tượng của cuộc sống kết hợp với Thiên Chúa khiến cho ta dễ chấp nhận con đường thập giá. Thánh Phaolô nhắc nhở các tín hữu hãy tìm kiếm những sự trên cao, nơi mà Đức Kitô ngự trị (x. C1 3,1). Hội thánh mong đợi thời viên mãn ấy, vì biết rằng một ngày kia mình sẽ yêu mến Đức Kitô như Người yêu mình.

f) Phân định (discernimento: số 150-154). Không phải tất cả các mệnh lệnh luân lý đọc thấy trong Kinh Thánh đều có giá trị ngang nhau, bởi vì có sự tiến triển như vừa nói. Vì thế đến sự phân định về phía cộng đoàn cũng như cá nhân. Cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng bối cảnh của mỗi mệnh lệnh, để thẩm định giá trị của nó: điều gì có giá trị cho hết mọi nơi mọi thời, và điều gì đã lỗi thời. Sự phân định cũng cần thiết trong những quyết định hằng ngày của chúng ta. Việc phân định cần được hướng dẫn bởi lương tâm và cộng đoàn, trong đó cần lưu ý đến sự tiến triển của Truyền thống Hội thánh[9].

Kết luận

Như đã nói ở đầu, có nhiều cách thức để bàn về “Kinh Thánh và luân lý”. Ngoài những khó khăn đã nêu, thiết tưởng cũng cần lưu ý đến những khó khăn thuộc lãnh vực phương pháp luận:

– phải đọc Kinh Thánh như thế nào (phương pháp lịch sử? phương pháp thần học?)

– phải hiểu thần học luân lý như thế nào (sự phân biệt với thần học tín lý, thần học tâm linh?)

– ngoài Kinh Thánh ra, thần học luân lý còn phải tham khảo những nguồn nào khác nữa hay không?

1/ Câu hỏi thứ ba dễ trả lời hơn cả. Thần học luân lý không chỉ quy chiếu về Thánh Kinh mà còn phải khảo sát truyền thống Hội thánh cũng như kinh nghiệm con người nữa[10]. Chắc hẳn thần học luân lý là nơi mà ta thấy nổi bật hơn sự đối thoại giữa “đức tin” và “lý trí”. Ở đây lý trí được hiểu không những là triết học mà còn các khoa học nhân văn khác (x. Thông điệp Fides et ratio số 98).

2/ Vêề câu hỏi thứ hai, chúng ta có thể nói rằng văn kiện này đã trình bày vài cái nhìn mới về luân lý. Luân lý không phải là một mớ những lệnh truyền và cấm giới. Luân lý là một sự đáp trả ơn gọi. Thiên Chúa đã mạc khải cho con người biết ơn gọi cao quý của mình; một khi đã nhận ra ơn gọi (“quà tặng” ấy), con người đón nhận và trả lời: đây là cấu trúc đối thoại của “gọi-đáp” (tiếng Đức Wort-Antwort), mà chúng ta đã quen gặp nơi phạm trù “giao ước”. Lời gọi này mang tính cách năng động: con người luôn cố gắng đáp lại tiếng gọi trải qua những hoàn cảnh khác nhau trong cuộc đời[11].

3/ Đối với câu hỏi thứ nhất, chúng tôi không muốn đi sâu vào phương pháp chú giải Kinh Thánh[12], nhưng chỉ muốn đưa ra vài nhận xét sau đây:

a) Dĩ nhiên, không thể đọc bản văn Kinh Thánh theo chữ đen, nhưng cần phải phân tích bản văn trong bối cảnh lịch sử của nó, ngõ hầu phân biệt điều gì lệ thuộc vào thời gian và không gian, và điều gì có giá trị thường hằng (chúng ta tạm đặt tên là “nguyên tắc lịch sử”); bên cạnh đó, cũng cần nắm giữ vài nguyên tắc căn bản thần học về lịch sử mạc khải (chúng ta tạm đặt tên là “nguyên tắc thần học”), chẳng hạn như: sự tiến triển từ Cựu ước sang Tân ước, hoặc chiều kích Hội thánh, chiều kích cánh chung, tính duy nhât của toàn thể bộ Kinh Thánh. Nói cho cùng, Lời Chúa không phải là những chữ viết nhưng chính là Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể.

b) Văn kiện đã đưa ra hai nhóm tiêu chuẩn để giải thích Sách thánh: hai tiêu chuẩn nền tảng và sáu tiêu chuẩn cụ thể. Thoạt tiên xem ra các tiêu chuẩn cụ thể có vẻ hữu dụng hơn nhưng trên thực tế, hai tiêu chuẩn nền tảng lại quan trọng hơn. Thực vậy, người ta thường hiểu luân lý như một mớ các điều luật dạy cách cư xử trong những trường hợp cụ thể. Nhưng đó là não trạng của xã hội Do thái cổ thời (cũng tương tự như đạo Islam ngày nay), khi mà người ta còn lẫn lộn thần quyền và thế quyền, luân lý và hình luật, vì thế người ta muốn quy định tất cả mọi chi tiết kể cả liên quan đến y tế (x. các luật lệ quy định đồ ô uế)[13]. Các chi tiết ấy hầu như đã lỗi thời. Vì thế ngày nay người ta có khuynh hướng muốn tìm ra những “giá trị”, “định hướng” tổng quát có giá trị vững bền, hơn là những quy định chi tiết chỉ áp dụng tùy nơi tùy thời. Các giá trị (hoặc định hướng) sẽ hướng dẫn chúng ta trong cách suy xét, quyết định, hành động trong những trường hợp cụ thể. Dĩ nhiên, mỗi tác giả có thể chú trọng đến một vài “giá trị căn bản”, tựa như: giao ước, đi theo Đức Kitô, đời sống mới trong Thánh Linh, sự công chính của Nước Trời, agape, vv. Văn kiện đưa ra hai tiêu chuẩn căn bản: bản tính con người và bắt chước Chúa Giêsu, mà ta có thể gọi là “luật tự nhiên” (phẩm giá con người) có giá trị cho tất cả mọi người, và “Tin Mừng” (mẫu gương Đức Kitô). Hai tiêu chuẩn này mời gọi chúng ta một đàng biết hợp tác với tất cả mọi người để xây dựng một xã hội xứng với con người (dựa trên những tuyên ngôn về nhân quyền, bảo vệ thụ tạo), cũng như nhìn nhận những giá trị luân lý trong các nền văn hoá của các dân tộc[14]; đàng khác, nhìn nhận phẩm giá đặc biệt của người Kitô hữu, đó là được thông dự vào đời sống Thiên Chúa. Luân lý Kitô giáo vừa bao gồm “luân lý tự nhiên” vừa bao gồm chiều kích huyền bí, chiều kích của ba đức tin cậy mến. Luân lý Kitô giáo không nhằm đến sự kiện toàn bản thân, nhưng mở ra đến gặp gỡ Thiên Chúa nhờ Đức Kitô trong Thánh Linh.

Chúng tôi xin kết thúc bài này với một câu hỏi bỏ ngỏ, dành cho các nhà chuyên môn: cuối cùng, ai có thẩm quyền để bàn về “Kinh Thánh và luân lý”: nhà chú giải Kinh Thánh? Hay là thần học luân lý? Thật khó nói: các nhà chú giải Kinh Thánh có lẽ chỉ giới hạn vào việc phân tích bản văn, chứ không chuyên môn về những câu hỏi nhân sinh hiện đại; đối lại, các nhà thần học luân lý rất quan tâm đến các chuyện nhân sinh hiện đại nhưng lại không quen thuộc với bản văn Kinh Thánh. Sự hợp tác liên ngành thật là quan trọng.

——————————————————————————–


[1] F. Compagnoni – G. Piana – s. Privitera (a cura di), Nuovo Dizionario di Teologia Morale, Paoline, Cinisello Balsamo, 1990. “Morale deirAntico Testamento e del Giudaismo” (B. Cavedo, p.770-786); Morale del Nuovo Testamento” (R. Fabris, p.786-800).

[2] “Những bộ môn thần học khác [ ngoài Thần học tín lý ] cũng phải được canh tân bằng cách thiết lập những tiếp xúc sinh động hơn với Mầu nhiệm Chúa Kitô và lịch sử cứu độ. Phải đặc biệt chú ý hoàn thiện môn thần học luân lý, nhờ cách trình bày mang tính khoa học và thấm nhuần giáo lý Thánh Kinh sâu đậm hơn, sẽ làm nổi bật tính cách cao cả nơi ơn gọi của các tín hữu trong Chúa Kitô, cũng như bổn phận phải mang lại hoa trái cho cuộc sống trần thế trong đức ái”.

[3] Vào thời Trung cổ, người ta thường nói đến bốn nghĩa của Kinh Thánh: 1/ nghĩa văn chương (sensus litteralis, historia), theo bản văn; 2/ nghĩa ẩn dụ (sensus allegoricus) tiên báo hoặc làm chứng cho Đức Kitô; 3/ nghĩa luân lý (.sensus moralis), hướng dẫn đời sống; 4/ nghĩa cánh chung (sensus anagogicus), nhắm đến cuộc quang lâm của Đức Kitô. X. Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo, số 118. Tông huấn Verbum Dotnini, số 37

[4] Mục tiêu của các sách thần học luân lý là giúp cho các linh mục “ngồi toà giải tội”, cung cấp những câu trả lời cho các “nô’ lương tâm”: “nố” (casus) có nghĩa là hoàn cảnh, trường hợp cụ thể. Linh mục cẩn biết đường trả lời cho hối nhân: có tội hay không có tội? được phép hay không được phép làm?

[5] “Nền tảng” có thể hiểu theo hai nghĩa: 1/ đâu là những nền tảng xây dựng thần học luân lý Kitô giáo (những nguồn mạch thần học)? 2/ những câu hỏi nền tảng của thần học luân lý (chẳng hạn: cứu cánh cuộc đời, các hành vi nhân linh, những yếu tố quyết định một hành vi là tốt hoặc xấu), trước khi đi vào những vấn đề chuyên biệt; nói cách khác, đó là “luân lý tổng quát”.

[6] Bibbia e morale. Radici bibliche delĩagire cristiano, Libreria Editrice Vaticana, 2008. Có thể đọc bản văn trên mạng, với các bản dịch bằng tiếng Anh, Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha, Đức: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/pcb_doc Jndex_it.htm

[7] Văn kiện nói đến ba quà tặng hoặc món quà. Đây là một từ ngữ mới để ám chỉ ba “luật luân lý” trong lịch sử cứu độ: luật tự nhiên, luật cũ, luật mới, được sử dụng trong Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 1950-1974, dựa theo mô hình của sách Tổng luận thần học của thánh Toma Aqumo (I-II, qq.94;98;106).

[8]  Vê’ tính bất toàn của Cựu ước liên quan đến lãnh vực luân lý, X. Tông huấn Verbum Domini số 42. Về giá trị của Cựu ước nói chung, ủy Ban Giáo hoàng về Kinh Thánh đã phát hành một văn kiện Dân tộc Do thái và Kinh Thánh của họ trong Bộ Kinh Thánh Kitô giáo (24/5/2001). Tương quan giữa Cựu ước và Tân ước được nhìn qua ba ý niệm: liên tục; bất liên tục; tiến triển.

[9] Nên ghi nhận là kèm theo việc nêu lên 6 tiêu chuẩn vừa rồi, văn kiện cũng nhắc đến 6 nhân đức cần thiết khi áp dụng, đó là: cao minh, đức tin, công chính, yêu thương, hy vọng, khôn ngoan (số 164).

[10] Có thể trưng dẫn một đoạn văn của Công đồng Vaticanô II để dẫn chứng. Khi bước sang phần thứ hai, Hiến chế mục vụ về “Hội thánh trong thế giới ngày nay” viết rằng: “Sau khi trình bày phẩm giá nhân vị cũng như về một số bổn phận cá nhân hay xã hội mà con người được mời gọi để chu toàn trong vũ trụ [nghĩa là trong Phần thứ nhất], giờ đây, dưới ánh sáng của Tin Mừng và kinh nghiệm nhân loại (sub luce Evangelii et humanae experientiae), Công đồng muốn mọi người lưu tâm đến một số yêu cẩu khẩn thiết của thời đại đang ảnh hưởng rất nhiều đến nhân loại” (số 46).

[11] Ý tưởng tương tự cũng có thể trình bày cách khác. Trong các thư của thánh Phaolô, ta có thể nhận thấy sự nối kết giữa “thể trình bày” (indicative) sang “thể mệnh lệnh” (imperative): bạn đã là một thụ tạo mới trong Đức Kitô (trình bày), bạn hãy sống cuộc đời mới (mệnh lệnh); bạn đã là bánh không men, hãy trở thành bánh không men.

[12] Trong phần nhập đề (số 3), văn kiện cho biết là sẽ áp dụng phương pháp “phê bình lịch sử” (metodo storico-critico) và lối tiếp cận “quy điển” (approccio canonico).

[13] Trong to chức xã hội thời nay, người ta phân biệt (tuy không lúc nào cũng rõ ràng) phạm vi “luân lý” với “hình luật”. Ngay cả trong Giáo hội, phạm vi của “giáo luật” và “luân lý” không nhất thiết trùng hợp với nhau. Không phải tất cả mọi vi phạm giáo luật đều có tội!

[14] Ở số 30, văn kiện đề nghị đọc “Mười điều răn” theo viễn tượng của “mười giá trị”, hoặc “mười quyền lợi”.

Tác giả bài viết: Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.

Nguồn tin: Học Viện Đaminh

MÙA CHAY VÀ VIỆC GIỮ CHAY

Luật ăn chay, giữ chay cần phải hiểu thế nào?

1. Mục đích và ý nghĩa:

+ Trở về với Thiên Chúa.

+ Noi gương Chúa Giêsu và vâng lời Giáo Hội.

+ Hy sinh hãm mình đền tội.

+ Thành tâm sám hối tội lỗi.

+ Tham gia công tác từ thiện, bác ái.

+ Cầu nguyện và làm việc lành.

2. Tiêu chuẩn:

+ Tuổi giữ chay, theo GL 97 và 1252: “Mọi tín hữu tuổi từ 18 cho đến 60 tuổi thì buộc phải giữ chay”.

+ Tuổi ăn kiêng, theo GL 1252 “buộc những tín hữu tuổi từ 14 trở lên”.

+ Tại Việt Nam hiện nay chỉ còn buộc giữ chay hai ngày (Thứ Tư lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh). Một số giáo phận còn giữ luật cũ (tất cả các ngày Thứ Sáu trong Mua Chay).

+ Luật giữ chay kiêng thịt cũng có thể miễn hoặc giảm cho những người (già yếu, đau bệnh, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ…)

3. Cách thức:

+ Chỉ ăn một bữa no trong ngày. Nếu lấy bữa trưa làm chính thì bữa sáng và bữa tối chỉ được ăn chút đỉnh mà thôi.

+ Không ăn các loại “thịt”.

+ Không ăn quà vặt trong ngày.

+ Không uống các thức uống có chất kích thích như rượu, bia…

4. Kinh Thánh dạy ta ăn chay thế nào để đẹp lòng Thiên Chúa?

– Is 58,2-12: Cách ăn chay mà Ta ưa thích chẳng phải là thế này sao: mở xiềng xích bạo tàn, tháo gông cùm trói buộc, trả tự do cho người bị áp bức, đập tan mọi gông cùm? Chẳng phải là chia cơm cho người đói, rước vào nhà những người nghèo không nơi trú ngụ; thấy ai mình trần thì cho áo che thân, không ngoảnh mặt làm ngơ trước người anh em cốt nhục?

– Ge 2,12-13: Đây là sấm ngôn của Đức Chúa: “Nhưng ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van”. Đừng xé áo, nhưng hãy xé lòng. Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người hối tiếc vì đã giáng hoạ.

– Hc 34,26: Cũng thế, kẻ ăn chay đền tội, rồi đi phạm lại vẫn những tội ấy, hỏi ai sẽ nghe lời nó cầu xin? Hạ mình kiểu đó, nào được ích lợi gì?

– Mt 6,16-18: Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. Còn anh em, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh em ăn chay, ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh em, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả công cho anh em.

5. Tóm lại:

Mùa Chay là mùa mà Giáo Hội kêu gọi mọi người Kitô hữu sống tinh thần: “Âm thầm cầu nguyện, lặng lẽ hy sinh và thành tâm sám hối”.

Để có thể giữ chay tốt, ta nên chú ý đến ý nghĩa của việc giữ chay hơn là những tiêu chẩn và cách thức (hình thức). Ví dụ như: nếu ta giữ đúng những tiêu chuẩn và cách thức của luật giữ chay, mà lại thay thế bữa thịt bằng một bữa ăn đặc sản vùng biển tốn kém, thì còn gì là ý nghĩa chay tịnh nữa.

Đàng khác, nếu ta chỉ giữ chay với thói quen hình thức, mà không yêu thương, từ tốn, nhã nhặn, tha thứ cho những người xung quanh ta, thì giữ chay nào có ích gì.

Vậy, ăn chay theo đạo Công-giáo là nhịn ăn hoặc bớt ăn để diễn tả sự hy sinh tự nguyện, để cổ võ lòng đạo đức hoặc lập thêm công đức; hơn nữa, nhịn ăn hay bớt ăn cũng là để chia sẻ với người nghèo khó trong tinh thần bác ái và phục vụ.

JB. Bùi Ngọc Điệp

Lịch cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha trong Mùa Chay và Mùa Phục sinh

imagesCA5U66VL

WHĐ (28.02.2014) – Văn phòng đặc trách các nghi lễ phụng vụ của Đức giáo hoàng đã công bố lịch cử hành phụng vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô, từ đầu Mùa Chay cho đến Tuần Thánh và đến hết tuần Bát nhật Phục Sinh với Chúa nhật kính Lòng Chúa Thương Xót. Đáng chú ý là Tuần tĩnh tâm của Giáo triều tại “vùng ngoại vi”, cử hành sám hối tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào ngày 28-03 và lễ tuyên thánh hai Chân phước giáo hoàng Gioan Phaolô II và Gioan XXIII vào ngày 27-04.

Thứ Tư Lễ tro

Thứ Tư 05-03, Đức Thánh Cha sẽ khai mạc Mùa chay lúc 16g30 tại nhà thờ Thánh Anselmô của Dòng Bênêđictô trên đồi Aventine.

Sau ít phút cầu nguyện, cuộc rước sám hối truyền thống –gồm các hồng y, tổng giám mục và giám mục, các đan sĩ thuộc đan viện thánh Anselmô, các cha Dòng Đa Minh, và các tín hữu–, sẽ đi từ đan viện thánh Anselmô đến Vương cung thánh đường Santa Sabina, tại đây Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh Lễ Lễ Tro lúc 17g.

Tĩnh tâm Mùa Chay

Cuộc tĩnh tâm Mùa Chay của Đức Thánh Cha và Giáo triều Roma bắt đầu từ Chúa nhật thứ nhất Mùa Chay 09-03 đến thứ Sáu 14-03. Không giống như thường lệ, cuộc tĩnh tâm Mùa Chay năm nay không diễn ra tại Vatican, nhưng Đức Thánh Cha cùng với Giáo triều sẽ đến “vùng ngoại vi” của Roma là Ariccia ở phía nam Roma.

Cử hành Sám hối

Thứ Sáu 28-03, Đức Thánh Cha cử hành phụng vụ sám hối tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào lúc 17g.

Trong Mùa Chay, Đức Thánh Cha vẫn tiếp tục đi thăm các giáo xứ trong giáo phận Roma: giáo xứ Thánh Maria nguyện cầu, vào Chúa nhật 16-03 và một giáo xứ khác chưa xác định, vào ngày 06-04.

Cũng như những lần trước, Đức Thánh Cha sẽ đến các giáo xứ vào khoảng 16g, gặp gỡ các tín hữu và cử hành Thánh Lễ.

Chúa nhật Lễ Lá

Chúa nhật Lễ Lá 13-04, bắt đầu Tuần Thánh, Đức Thánh Cha chủ sự cuộc rước lá lúc 9g30 tại quảng trường Thánh Phêrô, và sau đó cử hành Thánh Lễ.

Chúa nhật Lễ Lá cũng là Ngày Giới trẻ Thế giới lần thứ XXIX với chủ đề “Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,3).

Thứ Năm Tuần Thánh: Lễ Truyền Dầu

Thứ Năm Tuần Thánh 17-04, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Thánh lễ Truyền Dầu vào lúc 9g30 tại Vương cung thánh đường Vatican. Đồng tế với Đức Thánh Cha trong Thánh lễ này có các hồng y, thượng phụ, tổng giám mục, giám mục và linh mục có mặt tại Roma.

Địa điểm và thời gian cử hành Thánh Lễ Tiệc Ly vào chiều Thứ Năm Tuần Thánh sẽ được công bố sau. Theo cha Federico Lombardi, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh, Đức Thánh Cha sẽ chọn một nơi có ý nghĩa mục vụ và cử hành riêng. Văn phòng Quản gia Giáo hoàng sẽ không phân phối vé tham dự Thánh lễ này.

Năm ngoái, Đức Thánh Cha không theo truyền thống cử hành Thánh lễ Tiệc Ly tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô hoặc Thánh Phêrô, nhưng đã cử hành Lễ này tại Trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên Casal del Marmo, ở ngoại ô phía bắc Roma.

Thứ Sáu Tuần Thánh: Đàng Thánh Giá

Thứ Sáu Tuần Thánh, 18-04, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự Nghi thức Tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô vào lúc 17g.

Buổi tối, vào lúc 21g15, Đức Thánh Cha chủ sự Đàng Thánh giá tại đấu trường Colosseum. Khi kết thúc Đàng Thánh giá, Đức Thánh Cha sẽ ban huấn từ và Phép lành Toà Thánh.

Canh thức Vượt qua và Lễ Phục Sinh

Thứ Bảy Tuần Thánh, 19-04: Đêm canh thức Vượt qua sẽ diễn ra tại Vương cung thánh đường Vatican lúc 20g30. Đức Thánh Cha làm phép lửa tại cửa thánh đường và thắp nến Phục Sinh. Sau cuộc rước nến Phục Sinh và bài hát công bố Tin Mừng Phục sinh Exsultet, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự phụng vụ Lời Chúa, phụng vụ Phép Rửa và phụng vụ Thánh Thể, cùng với các hồng y.

Chúa nhật Phục sinh, 20-04: Đức Thánh Cha cử hành Thánh Lễ sáng Chúa nhật Phục Sinh tại tiền sảnh Vương cung thánh đường Thánh Phêrô lúc 10g15. Lúc 12g trưa, Đức Thánh Cha sẽ ban phép lành Urbi et Orbi (cho thành Roma và toàn thế giới) tại ban công chính của Vương cung thánh đường. Cả những ai nhận lãnh Phép lành đặc biệt này qua truyền hình, truyền thanh hay Internet, cũng được hưởng ơn toàn xá, khi giữ các điều kiện thông thường đã được Hội Thánh quy định: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức giáo hoàng.

Tuyên thánh cho các Chân phước Gioan Phaolô II và Gioan XXIII

Chúa nhật 27-04: Chúa nhật thứ hai Phục sinh hay Chúa nhật Lòng Chúa Thương Xót, kết thúc Tuần Bát nhật Phục sinh, Đức Thánh Cha sẽ tuyên thánh cho hai vị Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Gioan XXIII tại quảng trường Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng.

Cha Lombardi nhận định: “Lễ tuyên thánh cho hai vị giáo hoàng là dấu chỉ ca ngợi sự thánh thiện của các ngài –những chứng nhân của thời đại chúng ta. Hai vị thánh giáo hoàng gắn kết với Công đồng Vatican II theo hai cách khác nhau: một vị khai mở và tiến hành Công đồng, vị kia đã áp dụng Công đồng trong triều đại giáo hoàng phi thường của ngài”.

Minh Đức

Giới thiệu nội dung thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các gia đình

Lúc 12 giờ trưa ngày 25-2-2014 Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, đã mở cuộc họp báo giới thiệu thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho các gia đình.

 

Pope

Ngài nói với hàng chục nhà báo hiện diện trong Phòng Báo Chí Tòa Thánh rằng hơn bao giờ hết trong các tháng qua gia đình đã ở trong tâm trí của Giáo Hội. Bằng chứng là các lời nhắn nhủ dặn dò của Đức Thánh Cha Phanxicô về gia đình trong năm đầu tiên triều đại của người; cuộc hành hương của các gia đình trong Năm Đức Tin; cuộc gặp gỡ của Đức Thánh Cha với các đôi bạn trẻ đã đính hôn trong ngày lễ thánh Valentino; gia đình và hôn nhân trong việc cứu xét của Công Nghị các Hồng Y; việc chuẩn bị và cử hành Thượng Hội Đồng Giám Mục Ngoại Thường sắp tới trong năm 2014 về đề tài ”Các thách đố mục vụ về các gia đình trong bối cảnh của việc loan báo Tin Mừng”; Ngày Quốc Tế các Gia Đình tại Philadelphia vào tháng 9 năm 2015; Thượng Hội Đồng Giám Mục bình thường vào tháng 10 năm 2015: các biến cố này trong các năm qua được nói từ con tim của Giáo Hội và đánh động sâu xa con tim của gia đình nhân loại và và gia đình kitô.
Với bức thư gửi cho các gia đình trên thế giới này, Đức Thánh Cha Phanxicô muốn lôi cuốn gia đình vào trong lộ trình Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, một cuộc hành hương, mà hình ảnh lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ gợi lên với hiệu qủa đặc biệt. Kiểu tham dự đầu tiên vào lộ trình này là lời cầu nguyện. Các gia đình không chỉ là đối tượng của sự chú ý, mà cũng là chủ thể của cuộc hành hương này nữa, xét rằng các gia đình là thành phần đa số của Giáo Hội và được ghi dấu bởi bí tích Hôn Phối. Đức Thánh Cha nhìn các gia đình với lòng biết ơn của người nhận ra công trình, mà chính Thiên Chúa hoàn thành qua tình yêu của người nam và người nữ, của các cha mẹ, con cái, anh chị em, của các ông bà và cháu chắt.
Chúng ta không thể quên rằng sự giãi tỏa của Kitô giáo thời tiên khởi đã xảy ra qua mạng lưới của các gia đình. Đây cũng là một bài học lớn cho thời đại chúng ta, đang khẩn nài một mùa truyền giáo mới của việc rao giảng Tin Mừng.
Tiếp tục buổi họp báo giới thiệu thư Đức Thánh Cha gửi cho các gia đình, Đức Cha Paglia nói: Đức Thánh Cha xin các gia đình kitô cảm nhận được trách nhiệm sứ mệnh của họ trong thời đại hỗn loạn và âu lo ngày nay. Ngài xin sự trợ giúp của họ. Nếu không có các gia đình, lời Chúa Giêsu, lời Giáo Hội, lời Đức Giáo Hoàng nói về tình yêu phu thê có khả năng rộng mở cho tình yêu hiệp thông của Thiên Chúa đối với mọi người sẽ trừu tượng, ngập ngừng và vô hiệu. Nhưng cảm tạ Chúa, các gia đình hiện hữu, và sự hiện diện của chúng sinh động. Vì thế thật là ý nghĩa, các Chủ chăn và các Gia đình sống thời điểm này, đồng tâm nhất trí trong lời cầu nguyện, như trong Nhà tiệc ly tinh thần quy tụ toàn thế giới, chờ đợi Thần Khí dấy lên một mùa Hiện Xuống mới. Trong khi thôi thúc các gia đình cầu nguyện, xem ra Đức Thánh Cha cũng nói với tất cả mọi gia đình kitô rằng: ”Bức thư của chúng tôi chính là anh chị em” (2 Cr 3,2).
Thật vậy, ai có thể nói về ơn cao trọng là hôn nhân và gia đình đối với nhân loại hơn là các gia đình tín hữu? Ai có thể nói – và không chỉ bằng lời – rằng gia đình đâm rễ sâu trong hôn nhân là một thiện ích không tài nào so sánh được, cần phải giữ gìn cẩn thận? Qua các lời đơn sơ này Đức Thánh Cha gợi ý rằng chứng tá xinh đẹp của các gia đình tín hữu qủa thật là một bức thư ”viết trong con tim”, để cho mọi người đọc, để đánh động trong sâu thẳm con tim của nhiều người.

 logonamgiadinh

Thật thế, Đức Thánh Cha thường nói về gia đình trong các bài giảng và các suy tư của ngài. Ngài ý thức được các khó khăn mà người trẻ ngày nay gặp phải. Cuộc khủng hoảng kinh tế, văn hóa, đức tin, và nói cho cùng đó là cuộc khủng hoảng của chính bản vị con người nữa, không kháng cự lại sức mạnh của các khó khăn. Con người ước muốn thực hiện chính mình trong cuộc sống, thành lập một cộng đoàn và không khép kín trong chính mình. Nhưng nó gặp sức mạnh nền văn hóa của sự tạm bợ, nỗi sợ hãi lãnh trách nhiệm trong cuộc sống. Sự kiện này cũng trùng hợp với một cuộc khủng hoảng của hàng lãnh đạo chính trị, với sự xa cách gia tăng giữa dân nghèo và tầng lớp ưu việt, khép kín trong các lợi lộc riêng tư của họ, và đã đánh mất đi ý thức về trách nhiệm đối với xã hội dân sự. Thiếu một đường lối chính trị nâng đỡ gia đình.
Nhiều người muốn lập gia đình, nhưng sợ không có công ăn việc làm và nhà ở. Họ sợ phải lấy một quyết định suốt đời, vì mọi sự chung quanh đều bay biến. Rồi lại còn có áp lực của các nhóm không chấp nhận một quan điểm kinh thánh về phẩm giá con người nam nữ, được tạo dựng nên giống hình của Thiên Chúa, và có ơn gọi cộng tác vào việc vun trồng canh giữ trái đất. Họ tạo ra một nền văn hóa khép kín trong chủ thuyết cá nhân thuần túy. Đồng thời, có làn sóng tục hóa gia tăng khiến cho một số kitô hữu chạy theo của cải vật chất ngày càng nhiều hơn, để hưởng lạc thú, tham vọng, tham gia vào quyền bính gây hại cho tha nhân.
Chính trong bối cảnh này Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại thường vào tháng 10 năm 2014 để tìm hiểu tình hình của gia đình trong các bối cảnh văn hóa và xã hội khác nhau; và Thượng Hội Đồng Giám Mục bình thường năm 2015 để gợi ý cho Đức Thánh Cha phối hợp một công tác mục vụ gia đình cho Giáo Hội hoàn vũ. Đó cũng chính là đề tài mà ngài đã thảo luận với Công Nghị Hồng Y cách đây mấy hôm. Trong đó ngài đã tái khẳng định gia đình là tế bào nền tảng của xã hội loài người, ngay từ đầu đã được Thiên Chúa Tạo Hóa dựng nên và chúc phúc, để người nam và người nữ sinh con cái đông đúc trên mặt đất. Như thế, gia đình diễn tả phản ảnh của Thiên Chúa, Duy Nhất, Ba Ngôi.
Đức Thánh Cha cũng nêu bật vẻ đẹp và sự cao cả của gia đình và hôn nhân, một thực tại đơn sơ nhưng phong phú, bao gồm niềm vui và hy vọng, nhọc mệt và khỗ đau, như toàn cuộc sống con người. Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đào sâu nền thần học về gia đình và mục vụ gia đình trong các điều kiện sống ngày nay. Ngày nay gia đình bị khinh rẻ và bị đối xử tồi tệ. Nhưng chính vì thế cần phải thừa nhận việc thành lập gia đình ngày nay xinh đẹp và tốt lành chừng nào, không thể thiếu đối với cuộc sống của thế giới và tương lai của nhân loại biết bao.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho các gia đình. Ngài viết:
”Các gia đình thân mến, hôm nay tôi trình diện trước ngưỡng cửa gia đình của anh chị em để nói với anh chị em về một biến cố mà, như đã biết, sẽ diễn ra vào tháng 10 tới đây tại Vaticăng. Đó là Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại thường, được triệu tập để thảo luận về đề tài ”Các thách đố mục vụ về gia đình trong bối cảnh của việc rao truyền Tin Mừng”. Thật thế ngày nay Giáo Hội được mời gọi loan báo Tin Mừng cũng bằng cách đương đầu với các cấp bách mục vụ liên quan tới gia đình.
Cuộc hẹn hò quan trọng này liên lụy tới toàn dân Chúa, các Giám Mục, linh mục, các người sống đời thánh hiến và tín hữu giáo dân của các Giáo Hội địa phương trên toàn thế giới, đang tham gia tích cực vào việc chuẩn bị với các gợi ý cụ thể, và với phần đóng góp không thể thiếu của lời cầu nguyện. Sự đỡ nâng của lời cầu nguyện thật cần thiết và có ý nghĩa một cách đặc biệt từ phía anh chị em, hỡi các gia đình thân mến! Thật vậy, Thượng Hội Đồng Giám Mục này được đặc biệt dành cho anh chị em, cho ơn gọi và sứ mệnh của anh chị em trong Giáo Hội và trong xã hội, cho các vấn đề của hôn nhân, của cuộc sống gia đình, của việc giáo dục con cái, cho vai trò của các gia đình trong sứ mệnh của Giáo Hội. Vì thế tôi xin anh chị em tha thiết cầu xin Chúa Thánh Thần, để Người soi sáng cho các Nghị Phụ và hướng dẫn các vị trong nhiệm vụ đòi hỏi nhiều dấn thân của các vị. Như anh chị em biết, Thượng Hội Đồng Giám Mục ngoại thường này sẽ được theo sau bởi Thượng Hội Đồng Giám Mục bình thường, cũng đề cập tới đề tài gia đình. Và trong bối cảnh đó, vào tháng 9 năm 2015 cũng sẽ có Cuộc gặp gỡ của các Gia đình tại Philadelphia. Như vậy chúng ta tất cả hãy cùng nhau cầu nguyện để, qua các biến cố này, Giáo Hội chu toàn một lộ trình phân định đích thực và đề ra các phương tiện mục vụ thích hợp, hầu trợ giúp các gia đình đương đầu với các thách đố hiện nay với ánh sáng và sức mạnh đến từ Tin Mừng.
Tôi viết bức thư này cho anh chị em trong ngày cử hành lễ Dâng Chúa Giêsu và Đền Thờ. Thánh sử Luca kể lại rằng Đức Mẹ và thánh Giuse đem Con Trẻ vào đền thờ để dâng cho Chúa, theo Lề Luật Môshê, và hai cụ già Simeong và Anna được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, đến gặp các Ngài và nhận ra nơi Đức Giêsu Đấng Messia (x. Lc 2,22-38). Ông Simeong ẵm Người trên tay và cảm tạ Thiên Chúa, bởi vì sau cùng ông đã ”trông thấy” ơn cứu độ; bà Anna tuy đã cao niên, nhưng tìm lại được sức mạnh mới và bắt đầu nói về Con Trẻ với tất cả mọi người. Đây là một hình ảnh đẹp: hai cha mẹ trẻ và hai người già, được quy tụ bởi Chúa Giêsu. Thật thế, Chúa Giêsu khiến gặp gỡ và hiệp nhất các thế hệ! Người là suối nguồn không thể cạn của tình yêu thương chiến thắng mọi khép kín, mọi cô đơn, mọi buồn sầu. Trên con đường gia đình của anh chị em, anh chị em chia sẻ với nhau biết bao nhiêu lúc tươi đẹp: các bữa ăn, sự nghỉ ngơi, công việc trong nhà, giải trí, cầu nguyện, các cuộc du hành và các cuộc hành hương, các hành động liên đới… Tuy nhiên, nếu thiếu tình yêu, thì thiếu niềm vui; và Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta tình yêu đích thật: Người cống hiến cho chúng ta Lời của Người, soi sáng con đường của chúng ta; Người cho chúng ta Bánh sự sống, nâng đỡ sự mệt nhọc thường ngày của chúng ta trên đường đời.
Các gia đình thân mến, lời cầu nguyện của anh chị em cho Thượng Hội Đồng Giám Muc sẽ là một kho tàng qúy báu làm giầu cho Giáo Hội. Tôi cám ơn anh chị em, và xin anh chị em cũng cầu nguyện cho tôi nữa, để tôi có thể phục vụ Dân Chúa trong chân lý và bác ái. Xin sự chở che của Đức Trinh Nữ Maria diễm phúc và của thánh Giuse luôn đồng hành với tất cả anh chị em và trợ giúp anh chị em bước đi hiệp nhất trong tình yêu và việc phục vụ lẫn nhau. Tôi hết lòng khẩn nài Chúa ban phép lành cho mọi gia đình.
Từ Vaticăng, n

Ngày mùng 2 tháng 2 năm 2014, lễ Dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ. Ký tên Phanxicô
(SD 25-2-2014)

LM Linh Tiến Khải