12 Ðiều Mà Mọi Người Công Giáo Phải Trả Lời Ðược
Tự do ngôn luận là một điều cao quý. Tiếc rằng chúng ta phải trả một giá rất đắt cho nó: Khi dân chúng được quyền tự do muốn nói gì thì nói, họ đôi khi dùng sự tự do đó để nói những điều ngớ ngẩn. Và đó là 12 điều mà chúng tôi sẽ bàn ở đây. Có một ít điều được nhắc đi nhắc lại, có những điều khác thì họa hiếm mới được nhắc đến, trong khi những người đề xướng những sai lầm này tự do quảng bá chúng, chúng ta là người Công Giáo có nhiệm vụ phải trả lời.
|
Đột nhập phòng phá thai khủng khiếp nhất Hà Nội
Giấy phép hoạt động y tế của phòng khám đã hết hạn hơn 1 năm
Bước vào bên trong phòng khám sản, nạo hút thai, số 934 – 936 Trương Định (Hoàng Mai, Hà Nội), những ngóc ngách nối liền trong hai ngôi nhà làm người vào cảm giác giống như những… địa đạo. Phía dưới tầng 1, trong căn phòng nằm sâu bên trong là cơ sở X – quang mà Giấy phép hoạt động y tế đã hết hạn từ ngày 29/1/2012.
Cơ sở X – quang bên trong phòng khám 934 – 936 Trương Định mà Giấy phép hoạt động y tế đã hết hạn từ ngày 29/1/2012.
Nhưng đây lại là thiết bị đang được sử dụng hàng ngày để chẩn đoán bệnh cho rất nhiều bệnh nhân. Mà theo nhiều bác sĩ, dù nguy cơ từ chụp X – quang đối với thai nhi là thấp, nhưng họ vẫn thường khuyên thai phụ không nên chụp X – quang nếu không cần thiết.
Lên tầng hai, chúng tôi được cô y tá đưa thẳng vào khu vực có khoảng 4 chiếc giường inox lạnh lẽo, những chiếc chiếu cũ kỹ, những chiếc gối mốc và vài chiếc chăn mỏng cáu bẩn. Một bệnh nhân đang nằm lại đó với chai truyền đường, muối đang nhích dần về những giọt cuối cùng.
Theo lời kể của các y tá đang làm việc tại đây, phòng khám đa khoa phía Nam của bác sĩ C. ở địa chỉ 934 – 936 Trương Định được chia làm 3 tổ: Tầng 1 là tổ điều trị, tổ siêu âm ở tầng hai và tầng 3 là tổ sản – đây là tổ trực tiếp thực hiện các ca nạo hút thai từ nhỏ tới lớn.
Trung bình mỗi ngày, dưới những “bàn tay vàng” đang làm việc tại phòng khám “gia đình” này thì có khoảng 4 – 5 đứa trẻ vô tội đã vĩnh viễn bị tước đi cơ hội được làm người. Cái gọi là “gia đình” ấy được biểu hiện từ bác sĩ cho tới người quản lý, tiếp đón ở bàn phiếu rồi phòng khám, phòng siêu âm… đều là người nhà của bác sĩ C. Chỉ có nhân viên là người ngoài.
Và với hai máy siêu âm, có những ngày cao điểm ở phòng khám này tiếp nhận tới… rất nhiều ca thực hiện siêu âm thai, ổ bụng, tuyến vú… Nhịp làm việc liên tục ấy, khiến các nhân viên ở tổ siêu âm thường tới 7h tối mới được nghỉ.
Xả rác thải y tế vô tội vạ
Sau hai tháng theo sát những hoạt động của phòng khám phá thai khủng khiếp nhất Hà Thành này, đêm nào trên tầng 3 của phòng khám sáng đèn thì sáng hôm sau, khi chưa rõ mặt người, các nhân viên ở đây đã mang những túi nylon màu đen ra cửa để lẫn với rất nhiều rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình khác.
Bên trong là những dây dịch truyền, kim tiêm, bông dính máu; cồn sát trùng kèm rác sinh hoạt bệnh nhân như bỉm, băng vệ sinh, sữa… Nhiều hôm, bên trong đó có tới 4 – 5 cái bỉm còn dính máu. Sau đó, toàn bộ số rác này sẽ được các nhân viên của công ty vệ sinh môi trường tới thu dọn.
-b830a/dot-nhap-phong-pha-thai-khung-khiep-nhat-ha-noi.jpg)
Cận cảnh bên trong phòng khám sản.
Chị H. người trực tiếp thu dọn rác trên đường Trương Định cho biết: Tại phòng khám sản 934 – 936 Trương Định, có ngày chị thu được tới 10 bọc nylon màu đen. Từ trong túi ấy, cái mùi tanh của máu vẫn còn ngai ngái tới khó chịu. Vì sợ kim tiêm đâm vào tay nên chị cũng không mở ra để kiểm tra bên trong có những gì.
Có hôm chị còn thu được những bọc nylon màu đen tương tự ở 1 con ngõ gần đấy. Là người chuyên đi thu gom rác thải nên chị biết, rác ấy được thải ra từ phòng khám sản 934 – 936 Trương Định.
Cũng theo lời kể của các nhân viên y tế thì bông băng, kim tiêm… được cho vào túi riêng. Còn toàn bộ dịch hút và thai to giao cho ông C. xử lý. Nhưng từ khi làm ở phòng khám đa khoa phía Nam này cho tới nay, các nhân viên y tế chưa thấy có cơ quan chức năng nào tới thu gom rác thải.
Toàn bộ rác thải y tế như bông băng dính máu, dây truyền dịch, kim tiêm, lọ thuốc thủy tinh đã sử dụng… đều được vứt ra ngoài hè, sau đó có nhân viên công ty vệ sinh môi trường tới hót và mang đi cùng với rác sinh hoạt của các hộ dân.
Khi chi sẻ về lý do bỏ thai, các nhân viên y tế ở đây kể với giọng ngậm ngùi: “Đã vào đây phá thai thì nhiều hoàn cảnh lắm. Có nhiều trường hợp đang mang thai nhưng bị chồng bỏ, khi đó họ đã có 2 – 3 đứa con nhỏ rồi, vì điều kiện kinh tế không nuôi được nên đành bỏ; hoặc trường hợp thai sản là sinh viên, khi thai nhỏ các bạn ấy không có tiền, đến khi chuẩn bị được tiền thì thai đã quá to; cũng có những người đi nước ngoài hứa hẹn nhau ở bên đó, cũng cho nhau địa chỉ nhưng khi về nước thì lại “bốc hơi”, địa chỉ kia cũng chỉ là ảo, chỉ tội nghiệp cô gái, nếu sinh ra thì lại lỡ dở một đời nên họ đành bỏ”…
“Theo quy định của Bộ Y tế, việc phân loại chất thải rắn y tế phải thực hiện ngay tại nơi phát sinh chất thải. Từng loại chất thải phải đựng trong các túi và thùng có mã màu kèm biểu tượng theo đúng quy định.
Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải. Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường.
Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao, trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải…”.
Báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế cho thấy, cả nước có hơn 13.500 cơ sở y tế các loại và tổng lượng chất thải phát sinh rất nhiều cần được xử lý bằng những biện pháp phù hợp. “Nếu không được quản lý tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân cũng như môi trường…” – ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết.

Một góc cáu bẩn mốc xanh để những đồ dùng y tế đã qua sử dụng của phòng khám số 934 – 936 Trương Định
-b830a/dot-nhap-phong-pha-thai-khung-khiep-nhat-ha-noi.jpg)
Nhà vệ sinh của bệnh nhân
-b830a/dot-nhap-phong-pha-thai-khung-khiep-nhat-ha-noi.jpg)
Trang thiết bị sơ sài và lôm côm, chắp vá
-b830a/dot-nhap-phong-pha-thai-khung-khiep-nhat-ha-noi.jpg)
Trong căn phòng nằm sâu bên trong tầng 1 của phòng khám này là phòng X – quang mà Giấy phép hoạt động y tế đã hết hạn từ ngày 29/1/2012.
-b830a/dot-nhap-phong-pha-thai-khung-khiep-nhat-ha-noi.jpg)
Bồn rửa tay kiêm chỗ để đồ linh tinh chắp vá
-b830a/dot-nhap-phong-pha-thai-khung-khiep-nhat-ha-noi.jpg)
Phòng khám bé xíu cùng các thiết bị đã cũ kĩ
-b830a/dot-nhap-phong-pha-thai-khung-khiep-nhat-ha-noi.jpg)
Rác thải y tế được gói để trong nhà vệ sinh ngay cạnh buồng khám
-b830a/dot-nhap-phong-pha-thai-khung-khiep-nhat-ha-noi.jpg)
Dây điện nhằng nhịt ngay trước cửa phòng X – quang
Luật pháp Hoa Kỳ và Giáo luật về ấn tín toà giải tội
Louisiana, Hoa Kỳ (WHÐ 11-07-2014) – Mới đây, Toà án tối cao của tiểu bang Louisiana, Hoa Kỳ vừa đưa ra phán quyết buộc một linh mục phải làm chứng về những điều nghe được trong toà giải tội vào năm 2008 liên quan đến một vụ án lạm dụng tình dục.
Cha Jeff Bayhi phải đối mặt với vạ tuyệt thông tiền kết nếu vi phạm ấn toà giải tội. Ngược lại, ngài cũng có thể phải đối mặt với việc vào tù nếu bị kết tội bất tuân lệnh toà án, vì từ chối ra làm chứng.
Ðó là trường hợp một cô gái 14 tuổi (vào năm 2008) cho biết cô đã nói với linh mục chính xứ giáo xứ Thánh Gioan Baotixita ở Zachary là cha Bayhi trong toà giải tội rằng cô đã bị một giáo dân trong giáo xứ – nay đã qua đời – lạm dụng tình dục.
Cha mẹ của cô gái đã kiện cha Bayhi và giáo phận Baton Rouge về việc không tố cáo vụ lạm dụng này. Họ thắng kiện tại toà án cấp quận khi đòi vị linh mục phải làm chứng, nhưng thua kiện tại Toà phúc thẩm Ðịa hạt I của tiểu bang Louisiana, trước khi Toà án tối cao của tiểu bang đảo ngược và huỷ phán quyết của Toà phúc thẩm.
Trong một phát biểu ngày 7 tháng Bảy năm 2014, cha Bayhi cho biết: “Như quý vị biết, một trong các bí tích cao cả để chữa lành của Giáo hội là bí tích giải tội. Bí tích này mang lại niềm hy vọng và an ủi cho mọi người Công giáo qua bao thế kỷ cho đến tận hôm nay”.
“Ấn tín toà giải tội là điều bất khả xâm phạm. Khi đến toà giải tội các tín hữu phải luôn được bảo vệ, đến mức, với tư cách linh mục thậm chí tôi còn không được nói ai đã xưng tội với mình, chứ đừng nói là tiết lộ nội dung những gì đã nghe”.
Hôm 7 tháng Bảy năm 2014, giáo phận Baton Rouge cũng ra một tuyên bố, nói rằng quyết định của Toà án Tối cao Tiểu bang đã vi phạm Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ.
“Một giáo lý nền tảng của Giáo hội Công giáo Roma hàng ngàn năm nay là ấn tín toà giải tội là tuyệt đối và bất khả xâm phạm. Tuân giữ lời thề hứa với Giáo hội, một linh mục bị buộc không bao giờ được vi phạm ấn tín này. Linh mục cũng không được phép tiết lộ ai đã xưng tội với mình. Nếu cần, linh mục sẽ phải chấp nhận mang tội chống lệnh toà và chịu vào tù chứ không được phạm thánh, vi phạm ấn toà giải tội và nghĩa vụ với hối nhân”.
“Ðây là điểm rất rõ ràng trong giáo lý Giáo hội Công giáo Roma. Một linh mục giải tội vi phạm ấn toà giải tội tức khắc bị vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Toà Thánh”.
Tuyên bố của giáo phận nói thêm: “Trong vụ án này, cha Bayhi đã hành động một cách thích đáng và sẽ không làm chứng về những lời được coi là xưng tội. Luật Giáo hội không cho phép nguyên đơn (trong vụ án này là hối nhân bí tích giải tội) hay bất kỳ ai vi phạm ấn toà giải tội.
Tuyên bố nêu rõ: “Vấn đề này đụng đến cốt lõi của đức tin Công giáo, và việc một tòa án dân sự đòi hỏi điều tra xem một trường hợp cụ thể nào đó có phải là bí tích giải tội hay không, chính là hành động vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ một cách trắng trợn và thô bạo” .
“Vấn đề này gây hậu quả nghiêm trọng đối với tất cả các tôn giáo, chứ không chỉ riêng Công giáo. Các điều luật liên quan đến vấn đề này nói đến “sự hiệp thông thiêng liêng” vốn là bí mật và được miễn trừ việc buộc phải báo cáo”.
Tuyên bố kết luận: “Một toà án dân sự can thiệp vào tự do tôn giáo là một sự vi phạm rõ ràng và vấn đề này sẽ được Giáo hội đưa lên toà án cao nhất của quốc gia để bảo vệ việc tự do hành đạo”.
(CNS)
Minh Ðức
Đức Giáo hoàng Francis giao lưu lãnh đạo tôn giáo Hàn Quốc
Sau khi chào hỏi thân ái trong tình đạo hữu và nhận được quà tặng khác nhau từ mỗi người, đức Giáo hoàng đã đưa ra một thông điệp đơn giản bằng tiếng Tây Ban Nha được phiên dịch bởi Linh Mục John Chong Che Chon, tân Giám tỉnh Dòng Tên tại Hàn Quốc, người thông dịch và là thư ký cho đức Giáo hoàng trong suốt cuộc công du Hàn Quốc.

Đức Giáo hoàng nói: “Cuộc sống là một hành trình, một cuộc hành trình dài, nhưng một cuộc hành trình mà không thể đi đơn điệu một mình, thay vào đó lại cùng nhịp bước với anh em của chúng ta trong sự hiện diện của Thiên Chúa”.
“Tôi cảm ơn các huynh đệ vì cử chỉ này, cuộc hành trình cùng nhau trong sự hiện diện của Thiên Chúa, đó là những gì Thiên Chúa đòi hỏi Abraham.
“Chúng ta là anh em. Tôi nhận ra rằng hành trình Chúng ta là anh em. Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta và tôi yêu cầu quý vị cầu nguyện cho tôi.”
Trong bài phát biểu vừa qua với các Giám mục châu Á, đức Giáo hoàng ghi nhận rằng trong các quốc gia của châu lục này, các cộng đồng Kitô hữu là một “đàn chiên nhỏ bé,” nhưng được bảo vệ bởi Mục Tử Nhân Lành.
Ngài đã nói chuyện với các Giám mục về sự cần thiết cho một căn tính Kitô giáo mạnh mẽ như là điểm khởi đầu cho cuộc đối thoại. Ngài cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải lắng nghe bằng sự đồng cảm, tạo điều kiện cho “một cuộc gặp gỡ thực sự, trong đó trái tim nói với trái tim.”
Kết thúc buổi chia sẻ, Hòa thượng Jasung nói: “Chuyến viếng thăm và giao lưu với các chức sắc lãnh đạo Tôn giáo Hàn quốc của đức Giáo hoàng, sẽ tác động ảnh hưởng đến sự ổn định hòa bình trên toàn thế giới. Chúng tôi luôn lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần hòa kính Tôn giáo bạn, trên từng bước chân an lạc hòa bình, chúng tôi tin rằng đây sẽ là một khởi động ở bán đảo Triều Tiên thông qua việc hòa giải và hợp tác”.
Thích Vân Phong
Giáo lý Hội Thánh Công giáo về hôn nhân đồng giới
Đau Khổ Có Giá Trị Cứu Độ
Sợ khổ và sợ chết có thể là các điều bí ẩn không thể vượt qua. Nhưng đó là những điều không cần vượt qua.
Không có niềm tin nào loại trừ chúng ta khỏi kinh nghiệm đau khổ, cô đơn, và chết chóc. Tiền bạc, quyền lực, và mọi thứ trên thế gian này thường làm cho thêm tệ hại hơn mà thôi.
Theo thiển ý của tôi, tôi bắt đầu thắc mắc lời của Cô-he-lét (Qoheleth) có tiêu cực hay không: “Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân” (Gv 1:2). Những thứ trần tục này, dù điều đó tốt hay xấu, sẽ qua đi mà thôi. Nhưng điều này không làm giảm nhẹ nỗi sợ khổ và sợ chết. Mặc dù chúng qua đi, chúng vẫn bám theo chúng ta suốt đời.
Đối với tôi, bí ẩn này chỉ có thể giải quyết bằng Thập Giá. Đối với tôi, thập giá là nền tảng của thần học. Thập giá là khoảnh khắc hóa thân mà tình yêu và đau khổ gặp nhau. YÊU vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4:8 và 16), và KHỔ vì phàm nhân ảnh hưởng bởi tội lỗi và sự chết (St 3:16). Đức Kitô đã tự chấp nhận tình trạng của loài người. Khi mô tả điều này trong ngôi vị của Ngài, tôi tin điều đó được hoàn tất nhờ sự hy sinh của Ngài. Chỉ trong cái chết của Ngài trên Thập Giá mà thôi: “Thiên Chúa đã muốn làm cho tất cả sự viên mãn hiện diện ở nơi Người, cũng như muốn nhờ Người mà làm cho muôn vật được hoà giải với mình. Nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời” (Cl 1:19-20).
Tại sao tôi tiếp cận thần học này?
Thứ nhất, nếu Đức Kitô chấp nhận mặc xác phàm, Ngài cũng hoàn toàn chấp nhận mọi đau khổ, cô đơn, và cái chết. Ngài không tránh né, nhưng chịu đựng và trải nghiệm một cách trọn vẹn. Như vậy, bất kỳ sứ vụ nào được Chúa Giêsu linh hứng đều là sứ vụ vui vẻ đón nhận và trải nghiệm trọn vẹn thân phận con người.
Thứ nhì, nếu Đức Kitô không hòa giải mọi loài với Ngài thì sao? Nếu vậy, Ngài cũng không hòa giải những gì là hèn hạ đối với sự hiện hữu của phàm nhân chúng ta. Như vậy, gặp phải điều hèn hạ, ghê tởm và phiền toái là cơ hội để chúng ta gặp gỡ Đức Kitô trong tình trạng cao thượng, tốt đẹp và vui mừng. Không có sự phân biệt nào trong những gì Chúa Giêsu đã đưa vào bản tính nhân loại của chúng ta. Ngài trở nên giống như chúng ta hoàn toàn, ngoại trừ tội lỗi (x. Dt 4:15)
Như vậy, tôi cố gắng tiếp cận thần học Công giáo về sự đau khổ. Cách thứ nhất là quan điểm của Công giáo về đau khổ, nói đúng hơn là đau khổ mang tính cứu độ, có giá trị cứu độ.
Có nghĩa gì khi nói đau khổ có giá trị cứu độ? Chỉ có điều này: Đau khổ của chúng ta được kết hợp với đau khổ của Đức Kitô trong sứ vụ cứu độ. Sao lại như vậy? Đức Kitô đã “kết hôn” với Giáo hội là Hiền Thê của Ngài, và “cả hai thành một xương một thịt” (St 2:24). Hơn nữa, “có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người” (Ep 5:29-30). Qua Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta được liên kết với Đức Kitô và Giáo hội.
Chúng ta được kết hiệp với Nhiệm Thể Đức Kitô để chúng ta nên MỘT với Ngài. Thánh Phaolô nói: “Mầu nhiệm này thật cao cả: Đức Kitô và Giáo hội” (Ep 5:32). Kinh Thánh nói rằng khi Saolê bắt bớ những người theo Đức Kitô, Chúa Giêsu đã nói:“Sa-un, Sa-un, tại sao ngươi bắt bớ Ta?”. Ông nói: “Thưa Ngài, Ngài là ai?”. Người đáp: “Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ” (Cv 9:4-5). Cuối cùng, Thánh Phaolô đã chấp nhận tất cả: “Tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1:24).
Đức Kitô đã ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ để thực hiện sứ vụ cứu độ cả thế giới và mọi thời đại. Giáo hội được trở thành Tân Nương và chính Ngài là Đầu của thân mình. Chúng ta là các chi thể trong Nhiệm Thể Ngài. Chúng ta thông phần đau khổ với đau khổ của mọi người và của chính mình. Đức Kitô đồng hóa với chúng ta, nhất là với những người đau khổ:“Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25:40). Vậy tại sao chúng ta lại không muốn đồng hóa với Ngài?
Đức Kitô mặc lấy nhân tính để cứu độ nhân loại, tôi chắc chắn Ngài cũng cứu độ sự đau khổ. Đau khổ mà chúng ta trải qua có thể được kết hiệp với Đức Kitô ngay cả sau khi sự phục sinh được giải thích cho Saolê rằng “chính Ngài đang bị bắt bớ”. Đau khổ của Đức Kitô vẫn tiếp diễn trong Nhiệm Thể của Ngài là Giáo hội, vì chúng ta sống trong một thế giới được cứu độ nhưng chưa được cứu thoát. Kết hiệp đau khổ của chúng ta với đau khổ của Đức Kitô là chúng ta chịu đau khổ vì Nhiệm Thể Đức Kitô (x. Cl 1:24)
Thật ra “Người đã dâng chính mình và chỉ dâng một lần là đủ” (Dt 7:27b). Như vậy, chúng ta cũng phải “hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa” (Rm 12:1). Nghĩa là tôi trải nghiệm chính mình và người khác cũng được hưởng ơn cứu độ của Đức Kitô dành cho người chịu đau khổ (và cả tôi nữa). Khi tôi thông phần đau khổ của người khác, tôi cố gắng thông phần đau khổ của Đức Kitô và của chính mình.
S.O.S., lạy Thầy Giêsu, con tín thác nơi Ngài, xin cứu độ và cứu thoát con!
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ IgnitumToday.com)
Lễ Chúa Hiển Dung, 6-8-2014
Recent Comments