Archive | April 2015

Tại sao buộc đi lễ ngày Chúa nhật?

Đáp:

Ngày nay, nhiều tín hữu nhiệt thành không thích kiểu nói “buộc đi lễ ngày Chúa nhật”. Họ khó chấp nhận việc dâng lễ ngày Chúa nhật như là một bổn phận phải giữ! Thật vậy, người ta thường nói đến Kitô giáo với những bổn phận phải chu toàn.

Những kiểu nói “luật buộc”, “bổn phận” đúng ra nên được hiểu như là những dấu hiệu báo động: chúng không chỉ định một lý tưởng phải vươn tới, nhưng chỉ là một nhắc nhở lòng trung thành cần phải giữ và phát triển.

Khi đức tin sống động, thì không cần phải nói đến việc buộc giữ ngày Chúa nhật. Nếu yêu mến Chúa Kitô thì chúng ta không thể không đáp lại lời mời gọi của Người. Khi đang đói và được người ta dọn một bữa ăn thịnh soạn, hỏi rằng chúng ta có thực sự bị bắt buộc ăn hay không? Nếu chúng ta khao khát hạnh phúc và bình an, thì chỉ có Chúa Kitô mới có thể làm cho chúng ta thỏa lòng. Vậy có bị bắt buộc phải tiếp đón Chúa Kitô khi Người mời gọi chúng ta đến dự tiệc Thánh Thể của Người không? Tham dự thánh lễ không phải là dịp để chúng ta lấy lại sức cho đời sống thường nhật của chúng ta hay sao?

Trước câu hỏi: “Có buộc đi lễ các ngày Chúa nhật hay không?”, câu trả lời sẽ là “có” cho những ai không mắc ngăn trở thật sự để đến tham dự thánh lễ.

Vả lại, Giáo hội khuyên nhủ các tín hữu cử hành thánh lễ hằng ngày. Tham dự thánh lễ mỗi ngày là thông phần hoàn toàn với hành vi phụng vụ của Giáo hội để dâng lên bàn thờ tất cả đời sống và lịch sử của con người. Đối với các tín hữu có thể đi nhà thờ được, thánh lễ hằng ngày đặt sự phục sinh của Chúa Kitô ngay giữa các hoạt động trong ngày của họ: nghề nghiệp, gia đình, xã hội, v.v…

post-top-default

Trong mối quan hệ của chúng ta đối với Thiên Chúa, khi chúng ta bắt đầu tính toán để khỏi làm hơn bổn phận đòi hỏi, làm vừa vặn cho đúng luật buộc, khi chúng ta cố “mặc cả” về điều “được phép” và “điều cấm đoán” để tìm ra những điều dễ làm hơn, khi chúng ta muốn tìm ơn cứu rỗi “rẻ tiền”, thì lúc đó chúng ta nên xét lại tình trạng sức khỏe đức tin của chúng ta !

(Trích từ tập sách “40 CÂU HỎI VỀ THÁNH LỄ” của Lm. Giuse Vũ Thái Hòa)

Chúa Giêsu Phục Sinh

Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.” Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết. Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà.
(Gioan 20,1-10)

Mộ trống của Chúa

Khi thánh Phêrô bước vào mộ, ông không thấy xác Chúa Giêsu. Và đây là điều lạ lùng: “ông thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi.

Người nào đó đã tháo dây cuộn ra khỏi thân Chúa Giêsu, rồi lại tốn thời giờ để ngồi đó xếp nó lại giống như nó đang còn bọc xác. Chỉ tội xác thì không còn ở đó. Hình như để tháo khăn liệm, người ta đã chẳng cần nâng xác lên. Ngoại trừ khi… thật sự đã không có ai để tháo dây cuộn và khăn cho Chúa Giêsu. Chúa Giêsu khi Ngài phục sinh đã đi qua những băng vải như không khí và khăn liệm cùng băng vải sụp xuống vì không còn gì ở dưới đó.

Chúa hiện ra với các môn đệ

Thân xác của Chúa Giêsu Phục Sinh không giống thân xác khi Ngài còn ở giữa các môn đệ. Tường và cửa đóng kín không ngăn trở Chúa Giêsu. Sau khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thập giá, các môn đệ sợ hãi và tự nhốt mình trong phòng với các cửa đều đóng kín, Chúa Giêsu Phục Sinh đứng giữa họ và nói: “Bình an cho anh em.”

Chúa cứu Ađam và Evà

Chúa Giêsu Phục Sinh thật sự là Đấng Cứu Độ của loài người. Chúa Giêsu đã chết để chúng ta được ơn tha tội và sống lại để chiến thắng sự chết và để chúng ta cũng được sống lại với Ngài trong ngày sau hết. Chúa Giêsu Phục Sinh đã chiến thắng tội lỗi và sự chết cho chúng ta nhờ sự vâng phục thánh ý Thiên Chúa Cha để cứu rỗi chúng ta dầu Ngài phải chịu đau khổ và chịu chết. Ngài sống lại vì Ngài là Thiên Chúa để chúng ta không những chỉ được sống lại với Ngài nhưng còn được gọi là con Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô.

Bí tích Thánh Thể

Mỗi khi chúng ta lãnh nhận bí tích Thánh Thể, chúng ta đón nhận Chúa Giêsu Phục Sinh vào tâm hồn và thân xác mình. Chúa Giêsu ngự trong chúng ta thánh hóa tâm hồn và biến đổi thân xác phải chết này thành “xác sống lại,” “thân xác có thần khí,” có sự sống của Chúa Thánh Thần.

ĐGH Benedicto

Chúa Giêsu Phục Sinh luôn ở với chúng ta đặc biệt trong Lời Chúa chúng ta nghe tuyên bố trong Thánh Lễ và trong bí tích Thánh Thể. Lời Chúa có sức thanh tẩy và nuôi dưỡng linh hồn. Mình Máu Thánh Chúa là bánh bởi trời.

Chúa Giêsu Phục Sinh đã chiến thắng tội lỗi. Ngài đã trao ban cho Giáo Hội của Ngài quyền tha tội để con cái Ngài đã cứu chuộc luôn có sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi trong lòng họ.

Chữa lành

Chúa Giêsu phục sinh từ cõi chết để những đau khổ của loài người không đi vào chổ hư không. Chúa Giêsu đã chiến thắng ma quỷ và sự chết nhờ sự chịu khổ nạn và sự chết. Và mỗi khi chúng ta làm bất cứ việc gì vì lòng yêu mến và vâng phục Chúa Giêsu, chúng ta đóng góp vào “trời mới đất mới” mà Ngài đã tái tạo. Qua bí tích Xức Dầu bệnh nhân, Chúa Giêsu Phục Sinh ban ơn Chúa Thánh Thần để chữa lành bệnh tật của linh hồn và nếu Chúa muốn chữa lành bệnh tật thì người ấy sẽ được lành. Cách nhiệm mầu, Chúa Thánh Thần liên kết đau khổ của những người tin vào Chúa Giêsu Kitô vào sự đau khổ của Chúa trên thập giá để họ được tham dự vào chương trình cứu độ. Chúa Thánh Thần ban ơn để chúng ta chịu đựng gian khổ mà không tuyệt vọng.

vua vũ trụ

Chúa Giêsu thật và Vua của vũ trụ. Không có gì là ở ngoài quyền của Chúa. Khi nghe danh Thánh Chúa Giêsu, mọi sự vật trên trời dưới đất phải bái phục