Archive | February 2014

Tâm tình mùa chay – Không có gì giúp ta hiểu ý nghĩa cuộc sống cho bằng cái chết

12196357

Tưởng tượng rằng tôi đang dự đám tang của chính mình. Tôi nhìn thấy thi hài mình trong quan tài, giữa nến hoa và khói hương nghi ngút.

Cặp mắt tôi dừng lại một chút trên khuôn mặt những người xung quanh. Bấy giờ tôi mới hiểu cuộc sống của họ thật ngắn ngủi biết bao! Thật tiếc là họ không ý thức về điều đó. Lúc này, tâm trí họ đang tập trung vào tôi, chứ không phải vào cái chết của chính họ hay sự ngắn ngủi của đời người.

Một cảm giác thật lạ, vì hôm nay là buổi trình diễn cuối cùng của tôi trên mặt đất. Lần cuối cùng tôi là trung tâm chú ý của mọi người.

Trên tòa giảng, vị linh mục đang nói về tôi. Tôi vui thích thấy mình được mọi người thương tiếc. Tôi để lại một khoảng trống đau thương trong tim của người thân và bạn bè. Nhưng cũng thành thực nhận rằng trong đám đông kia cũng có một số người vui mừng vì sự ra đi của tôi.

Theo đám rước vào nghĩa trang, tôi chen giữa đám đông đứng lặng bên mộ huyệt. Chương cuối cùng của đời tôi khép lại khi những lời cầu nguyện sau cùng được cất lên và cỗ quan tài từ từ chìm sâu vào lòng đất.

Tôi vẫn đứng bên mộ, hồi tưởng lại từng chương của đời mình, trong khi những người khác vội vã về nhà, về với những ước mơ và lo toan thường nhật.

Một năm sau tôi trở về trái đất. Những khoảng trống đau thương kia đã được lấp đầy. Ký ức về tôi vẫn sống trong tim bạn bè, nhưng họ ít nghĩ về tôi hơn. Giờ thì những người khác đã trở nên quan trọng hơn trong đời họ. Và cũng phải thế thôi, vì cuộc sống vẫn cứ tiếp tục. Tôi thăm lại công việc của mình. Lúc này có ai đó đang tiếp tục làm. Giờ thì đã có người khác quyết định thay tôi. Tôi tìm lại những đồ dùng tôi yêu thích: chiếc đồng hồ, dàn vi tính, xe honda…, những thứ mà ngày nay không ai còn dùng nữa, vì đã quá lỗi thời.

30 năm sau tôi trở về lần nữa. Ngoài một vài bức ảnh mờ nhạt trong album và dòng chữ khắc trên mộ, chẳng có gì còn lại về tôi. Không còn cả những kí ức nơi bạn bè, vì chẳng còn ai sống nữa. Tôi cố tìm những gì còn sót lại. Ánh mắt tôi dừng lại nơi một chút bụi trong quan tài, lòng nghĩ về đời mình thuở trước: lo toan và niềm vui, tham vọng và mộng mơ, vinh quang và tủi nhục… Những gì đã làm nên đời tôi, tất cả đã cuốn bay theo gió. Chỉ còn lại một chút bụi, như dấu chứng đã từng có tôi trên đời.

Trong khi tôi chăm chăm nhìn chút bụi kia, dường như có một khối nặng bỗng cất khỏi vai tôi – đó là cái gánh nặng do việc nghĩ mình là quan trọng.

 

12318991

(Phỏng theo Anthony de Mello)

Lm Phạm Quang Long

Lãng Phí Sinh Mạng

Ngày nay, người ta thường nói đến sự lãng phí của con người: lãng phí điện nước, lãng phí tài nguyên, lãng phí tiền bạc, lãng phí sức khỏe… Trong bối cảnh xã hội vẫn còn nhiều người nghèo, sự lãng phí bị lên án như một tội ác.

Tuy vậy, có một sự lãng phí nguy hiểm mà ít khi được nhắc tới, đó là lãng phí sinh mạng con người. Nếu lãng phí được định nghĩa là “làm mất một cách vô ích tiền tài, sức lực, thời gian” (theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam) thì xem ra con người ngày nay đang lãng phí sinh mạng tới mức báo động.

Lãng phí sự sống trước hết là nạn phá thai. Đã có biết bao chuyên viên nghiên cứu phân tích về những hậu quả tai hại của việc phá thai trong lãnh vực tâm lý, thể lý và tâm linh, vậy mà số thai nhi bị phá càng ngày càng tăng. Theo thống kê chưa chính xác, thì Việt Nam chúng ta là nước thứ ba trên thế giới về số thai nhi bị giết hại. Con số này từ một triệu rưỡi đến hai triệu ca mỗi năm. Thủ tục phá thai hiện nay rất đơn giản và nhanh chóng. Nhiều nơi phá thai được trá hình với cái tên rất đẹp “Khám chữa bệnh phụ khoa”, có những cò mồi, chèo kéo như những nhà hàng ăn uống. Biết bao sản phụ đã chết oan vì những “xưởng phá thai” kiểu này, nhưng xem ra người ta vẫn không sợ.

Lãng phí sự sống còn là sự thiếu cẩn trọng khi lao động và khi tham gia giao thông. Mỗi năm, nước ta có đến mười hai nghìn người chết vì tai nạn giao thông, tương đương với mỗi ngày có hơn 30 người đột ngột và vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống trong khi đi lại trên khắp các nẻo đường của đất nước chúng ta. Nếu so sánh với vụ tai nạn máy bay rơi khoảng từ 200 đến 300 người/vụ, thì tại Việt Nam cứ mỗi năm chúng ta có khoảng 40 vụ rơi máy bay (trích bài viết tại trang VnExpress.net ngày 19-11-2012). Những người này hầu hết là những người trụ cột trong gia đình, hoặc là thanh niên tuổi trẻ, là công nhân, sinh viên, học sinh, tức là những người đang có nhiều kỳ vọng ở tương lai. Biết bao nhiêu lời cảnh báo, biết bao nhiêu lần bị phạt, xem ra nhiều người vẫn không tỉnh ngộ. Vẫn còn đó những chàng trai cô gái đua xe, đùa với thần chết, coi sự chết như không. Họ thật lãng phí cuộc sống.

Từ vài năm trở lại đây, có một thứ “mốt” quái đản là… tự tử. Có nhiều người tự tử ở tuổi còn trẻ, thậm chí là vị thành niên. Những người chán sống không hẳn là người bị đẩy vào ngõ cụt của cuộc đời, mà đôi khi họ là những người thành đạt và đang ở đỉnh cao của danh vọng như một số ngôi sao điện ảnh, ca sĩ hay người mẫu. Cũng vì không muốn sống, một số người có chức có quyền cũng đã tìm đến cái chết khi có nguy cơ bị khui ra những việc làm mờ ám, hay vì những lý do có trời mới biết. Những người này cũng lãng phí mạng sống mình.

Vì thất vọng trước một cuộc sống trống rỗng vô ý nghĩa, nhiều bạn trẻ đã tìm đến ma túy và những thói ăn chơi sa đọa. Vì ham mê tìm đến với những cảm giác thần tiên nhất thời, họ đã đánh mất tương lai, trở nên mối họa cho gia đình và người thân. Họ đã tự đánh mất chính mình.

Khi coi thường mạng sống, người ta dễ liều mạng phạm tội.

Chắc hẳn những ai có lương tri đều đắng lòng khi đọc những thông tin liên tục về các vụ án được xử mà kết cục là án tử hình. Họ là những thanh niên trẻ trung, mang dáng vẻ thư sinh, nhưng lại liều lĩnh phạm tội và trở thành những kẻ sát nhân máu lạnh. Họ được cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng hai ba chục năm, đặt rất nhiều hy vọng ở tương lai, vậy mà bây giờ họ trở nên mối nguy hiểm cho xã hội. Hy vọng của cha mẹ và gia đình họ đã bị tắt lịm. Người vào tù đau khổ vì mối ân hận day dứt. Người ở ngoài đau khổ vì bia miệng tiếng đời. Tiếc rằng, con số những vụ việc như nêu trên tăng nhanh tới mức chóng mặt.

Mục đích những bản án tử hình hay tù tội là nhằm giáo dục và răn đe những người khác. Thế nhưng, mặc dù có biết bao lời lên án mỗi khi có một vụ án nghiêm trọng, nhưng xem ra người ta không sợ. Vẫn liên tiếp xảy ra những vụ cướp của giết người. Vụ sau tinh vi và nguy hiểm hơn vụ trước. Người ta lãng phí sự sống và đem sinh mạng của mình ra làm trò đùa.

Một linh mục Dòng Tên người Hàn Quốc, Cha Joseph Kim Yong-hae, đã nhận định: “Tỷ lệ phá thai gấp hai lần tỷ lệ sinh đẻ và tỷ lệ tự tử đứng đầu danh sách các nước trong Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế. Hiện tượng này, cùng với một số vụ việc khác đã khiến người ta có cảm giác xã hội Hàn Quốc đã chìm sâu trong nền văn hóa sự chết và tuyệt vọng” (Ucan News, bản tin 21-5-2012).

Đức Chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã báo động về một nền văn hóa mang tên sự chết. Đó là một lối sống ích kỷ, chỉ lo hưởng thụ, không nghĩ đến tha nhân và cũng chẳng quan tâm đến ngày mai. Nền văn hóa này đang có nguy cơ thấm nhập vào xã hội của chúng ta, kéo theo những hệ lụy là sự dối trá, thù hận, thủ đoạn và vô trách nhiệm. Văn hóa sự chết chối bỏ các giá trị tôn giáo và nhân bản.

Giáo lý Công giáo dạy: “Sự sống con người phải được coi là linh thánh, vì từ lúc khởi đầu của mình, sự sống đó ‘đòi phải có hành động của Đấng Tạo Hóa’ và mãi mãi được liên kết một cách đặc biệt với Đấng Tạo Hóa, là cùng đích duy nhất của mình. Chỉ có Thiên Chúa là Chúa của sự sống từ khi sự sống khởi đầu cho đến khi kết thúc: không ai, trong bất cứ hoàn cảnh nào, có thể dành cho mình quyền trực tiếp đem cái chết đến cho một thụ tạo nhân linh vô tội” (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công giáo, số 2258).

Chúa cũng truyền lệnh trong Điều thứ năm của Thập điều: “Ngươi không được giết người” (Xh 20,13). Lệnh truyền này phải được hiểu theo hai chiều: không được cất mạng sống người khác, đồng thời cũng không có quyền tự cất mạng sống mình.

Tuân theo Luật Chúa, Giáo hội luôn luôn đấu tranh để bảo vệ sự sống con người. Giáo hội vẫn không ngừng kêu gọi hủy bỏ án tử hình tại những quốc gia còn giữ bản án này, vì các nhà nước vẫn có khả năng chế ngự tội ác cách hữu hiệu mà không cần phải tước đoạt cách vĩnh viễn mạng sống của các tội nhân (x SGLCG số 2267). Giáo hội cũng đưa ra những chỉ dẫn trong đời sống gia đình nhằm bảo vệ sự sống và góp phần thăng tiến con người. Ngay cả trong những quốc gia khuyến khích việc phá thai hay việc chết êm dịu, Giáo hội vẫn thi hành chức năng ngôn sứ của mình, lên án những hình thức giết người, trực tiếp hay gián tiếp, vì đó là sự vi phạm đến Luật Chúa và nhân phẩm con người.

Chúng ta đã bước vào Mùa Vọng, là thời gian chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh. Con Thiên Chúa xuống thế làm người dưới hình hài một trẻ thơ trong hang đá. Hài Nhi Giêsu sinh ra là niềm vui cho cả thế giới. Lễ Giáng sinh là lễ của hòa bình. Lễ Giáng sinh cũng là lễ của sự sống, vì Đức Giêsu mang lấy thân phận con người để nâng cao phẩm giá của con người, thông truyền cho họ sự sống siêu nhiên. Hài Nhi Giêsu trong hang đá máng cỏ là lời kêu gọi bảo vệ sự sống, từ những thai nhi còn trong lòng mẹ đến những người đang sống trên cõi đời này.

Nếu mỗi người đều biết tôn trọng sự sống của mình và của những người xung quanh, thì cuộc sống này sẽ rất an bình và vui tươi. Mong sao điều ấy được thực hiện nơi xã hội Việt Nam chúng ta.

Gm Giuse Vũ Văn Thiên

Thuốc phá thai Mifeprestone (RU-486) giết người

phathai9

Tôi bắt đầu cảm thấy đau ở bụng dưới, một cái đau không giống bất cứ cái đau nào tôi từng trải nghiệm. Thế rồi tôi bị chẩy máu. Máu thực sự phun ra từ trong tôi… Tôi ngồi đấy hàng giờ, máu cứ chẩy, tứ tung vào thùng rác phòng tắm, chỉ biết khóc và đổ mồ hôi.

Đó là lời của Abby Johnson, nguyên giám đốc lâm sàng của tổ chức Planned Parenthood (phá thai), và hiện là một người tranh đấu phò sự sống. Bà có ý nói tới vụ phá thai của mình bằng cách sử dụng thuốc RU-486, cũng có tên là mifepristone. Bà hồi phục khỏi cơn ác mộng khủng khiếp này sau 8 tuần lễ đau đớn cùng cực, mất máu và kiệt lực.

Điều bất hạnh là trải nghiệm của bà không phải duy nhất. Ngay Liên Đoàn Phá Thai Toàn Quốc, một tổ chức bênh vực cho phá thai, cũng phải nhìn nhận rằng những phản ứng phụ như thế là chuyện thông thường chứ không phải ngoại lệ, đối với các vụ phá thai bằng thuốc mifepristone. Người ta thường gọi loại phá thai này là phá thai dùng thuốc (medical abortion). Ói mửa, đau đớn cùng cực, chẩy máu xối xả, ỉa chẩy, nóng lạnh đều là các triệu chứng của việc sử dụng mifepristone. Phản ứng phụ nổi tiếng dù ít phổ quát là ra máu đến độ đòi phải được truyền máu, bị làm độc và ngay cả tử vong.

Phương thức phá thai đầy tàn bạo này ở tam cá nguyệt đầu tiên đã được triển khai tại Pháp trong thập niên 1980. Nó vận hành bằng cách ngăn cản progesterone, một nội tiết tố chủ yếu để duy trì niêm mạc tử cung giúp cho việc phát triển của bào thai. Năm 2000, Cơ Quan Thực Phẩm và Thuốc Men (FDA) của Hoa Kỳ cho phép sử dụng mifepristone bằng một diễn trình chấp thuận nhanh chóng, thường chỉ dành cho các phương pháp điều trị để cứu sống. Diễn trình này cho phép việc tiếp thị mifepristone mà không cần tới các tiêu chuẩn an toàn thông thường. Thượng Nghị Sĩ của South Carolina là Jim DeMint hồi ấy đã cực lực chỉ trích diễn trình này như sau: “Định nghĩa thai nghén như một căn bệnh đe dọa tới mạng sống là một quyết định hoàn toàn có tính chính trị, chứ không khoa học chút nào. Bất cứ người hữu lý nào đã cam kết bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của phụ nữ đều phải kết luận rằng diễn trình chấp thuận RU-486 cần được tái duyệt một cách độc lập”.

Bất chấp các chỉ trích ấy, người ta vẫn tiếp tục phổ biến và cho sử dụng mifepristone. Phúc trình thăm dò năm 2008 của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật (CDC) cho hay: 14.6% các vụ phá thai được xếp vào loại phá thai dùng thuốc, nghĩa là có sử dụng mifepristone. Tỷ lệ ấy chỉ là 3.4% vào năm 2001, một năm sau khi FDA chấp thuận RU-486. Đến Tháng Tư năm 2011, FDA phúc trình 1.52 triệu phụ nữ Hoa Kỳ chọn phá thai bằng cách sử dụng mifepristone. Trên quốc tế, việc sử dụng mifepristone cũng nới rộng đáng kể. Bộ Y Tế Anh cho hay năm 2009, 40% các vụ phá thai tại Anh và Wales đã được thực hiện bằng cách sử dụng mifepristone. Tại Tô Cách Lan, 80% các vụ phá thai được thực hiện trước khi bào thai được 9 tuần lễ và 74% mọi vụ phá thai có sử dụng mifepristone. Loại thuốc này được sử dụng rộng rãi khắp các nước Âu Châu, trừ Ái Nhĩ Lan và Ba Lan. Nó cũng được sử dụng rộng rãi tại Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Trung Hoa và Đài Loan.

Sau gần hai thập niên khắp thế giới sử dụng loại thuốc gây phá thai này, ta biết gì về sự an toàn và hiệu quả dài hạn của mifepristone? Tại Hoa Kỳ, phúc trình hậu tiếp thị của FDA về các hậu quả tai hại được liên kết với mifepristone trình bày 2,200 trường hợp bị hậu quả phụ nặng nề, trong đó, bị mất máu đến phải truyền máu, bị làm độc nặng, và chết. Điều quan trọng cần ghi chú là: việc báo cáo các phản ứng phụ tai hại này hoàn toàn là nhiệm ý, nên không đưa ra được tài liệu đầy đủ để chứng minh các hậu quả tồi tệ của mifepristone. Mười bốn cái chết tại Hoa Kỳ đã được liên kết với mifepristone. FDA cũng nhận được báo cáo về năm cái chết liên quan tới mifepristone ở ngoại quốc. Phân nửa các vụ chết chóc này là do bị làm độc nặng. Thự vậy, trong số 265 vụ làm độc do mifepristone gây ra được báo cáo cho FDA, gần 20% được coi là nặng vì kết cục của chúng là chết, là nằm bệnh viện hai ngày hay hơn, hoặc cần được chích trụ sinh dưới da ít nhất trong 24 giờ. Sự liên hệ giữa việc dùng mifepristone và việc bị nhiễm độc đã được chi tiết hóa bởi Bác Sĩ Ralph P. Miech, Giáo Sư Hưu Trí tại Đại Học Y Khoa Brown, người đã đăng kết quả trên tờ Annals of Pharmacotherapy, cho rằng các đặc tính ức chế miễn dịch (immunosuppressant) của mifepristone đã góp phần vào việc phát triển kích ngất nhiễm khuẩn (septic shock) nơi các phụ nữ phá thai y khoa.

Một cuộc duyệt xét sâu rộng các hậu quả xấu nơi những người sử dụng mifepristone tại Phần Lan được công bố trong số tháng Mười năm 2009 của tờ Obstetrics & Gynecology. Các tác giả duyệt xét diễn biến y khoa của 22,368 phụ nữ phá thai bằng thuốc, bằng cách sử dụng mifepristone so với 20,251 phụ nữ phá thai theo kiểu mổ xẻ thông thường. Tỷ lệ biến chứng nơi phụ nữ sử dụng mifepristone cao hơn 4 lần. Trong cuộc duyệt xét này, điều đáng lưu ý là 6.7% phụ nữ phá thai y khoa cần được điều trị thêm vì họ phá thai không trọn vẹn. Điều này có nghĩa: họ không hoàn toàn trục hết được bào thai và rau thai. Không trục được hết thứ tế bào dư lại này có thể gây ra kích ngất nhiễm khuẩn và tử vong.

Biến cố phá thai không trọn vẹn này còn đáng lưu ý hơn nữa trong một cuộc nghiên cứu việc dùng mifepristone tại Trung Hoa. Được công bố vào năm 2011 trên tờ Archives of Gynecology and Obstetrics, cuộc nghiên cứu này thấy rằng 20% các vụ phá thai bằng thuốc đòi được giải phẫu thêm vì những tế bào phôi thai còn dư lại này.

Song song với nguy cơ chẩy máu trầm trọng, tế bào phôi thai còn dư lại, và những vụ làm độc đe dọa tới sinh mạng, các vụ phá thai dùng thuốc còn che đậy sự hiện diện của các vụ thai nghén ngoài tử cung (ectopic pregnancy). Đã có 54 vụ sử dụng mifepristone mà mang thai ngoài tử cung đã được báo cáo cho FDA, trong đó có hai vụ chết người. Có thai ngoài tử cung là một định mức chứng tỏ việc phá thai y khoa là có hại, nhưng các hướng dẫn cho việc sử dụng mifepristone lại không nói chi tới việc sử dụng thông thường siêu âm, là phương tiện duy nhất hiện nay để loại bỏ việc có thai ngoài tử cung. Điều bất hạnh là: sự co cứng (cramping) và chẩy máu rất có thể xẩy ra khi dùng mifepristone giống hệt các dấu hiệu và triệu chứng của một vụ có thai ngoài tử cung bị bể. Điều này khiến các phụ nữ sử dụng mifepristone nhưng không khám phá ra mình có thai ngoài tử cung lần lữa không chịu điều trị khẩn cấp và do đó, nguy đến tính mạng.

Điều rõ ràng là: tiềm năng có thể có biến chứng đe dọa đến tính mạng đòi người ta phải sử dụng mifepristone dưới sự giám sát y khoa chặt chẽ và được theo dõi trọn vẹn. Nhưng tổ chức Planned Parenthood và một số cơ quan khác lại không nghĩ như thế, vì họ luôn nhằm mục tiêu biến phá thai thành phổ quát hơn. Liên Minh Phá Thai Toàn Quốc phúc trình rằng 87% các quận huyện (counties) của Hoa Kỳ không có cơ sở cung cấp phá thai. Nên, Planned Parenthood và những tổ chức cổ võ phá thai đang tìm cách đem phá thai tới các nơi đó dưới hình thức “hội chẩn phá thai từ xa” (telemed abortions). Trong thủ tục gây tranh cãi này, một y tá hay một nhân viên y tế trung cấp sẽ khám nghiệm bệnh nhân. Sau cuộc khám nghiệm sơ khởi này, một bác sĩ sẽ tiến hành cuộc phỏng vấn bằng video với bệnh nhân, rồi bấm một cái nút, cái nút này sẽ từ xa mở một ngăn kéo có chứa mifepristone và thế là bệnh nhân có thể tự sử dụng mifepristone. Hiển nhiên, vị bác sĩ cung cấp ngừa thai bằng thuốc này không muốn dính dáng gì tới các hậu quả có thể gây chết người. Các cơ sở y tế và các y sĩ địa phương không cung cấp phá thai bị chừa phần vụ phải chăm sóc bệnh nhân có biến chứng do việc phá thai bằng thuốc được một bác sĩ xa xôi vạn dặm quyết định. May mắn một điều: năm tiểu bang (Arizona, Kansas, North Dakota, Nebraska và Tennessee) đã ra lệnh cấm kiểu phá thai bằng hội chẩn từ xa này. Hy vọng sẽ có nhiều tiểu bang hơn nữa cùng tham gia với các tiểu bang này nhằm ngăn ngừa điều có thể gọi là phá thai “đánh rồi chạy” này.

Việc mất 1.5 trẻ em ở Hoa Kỳ mà thôi vì các vụ phá thai bằng thuốc là một thảm kịch không lời nào mô tả được. Thảm kịch này sẽ tăng gấp bội khi các bà mẹ của các em đau đớn và đôi khi thiệt mạng do phương cách chữa trị mà Planned Parenthood vốn coi là tự nhiên và muốn biến phá thai ra giống như việc xẩy thai vậy. Việc làm ngơ các thử nghiệm an toàn thông thường của FDA đối với RU-486 và việc cổ vũ các vụ phá thai bằng hội chẩn từ xa bất chấp các nguy cơ thực sự bị biến chứng chết người cho người ta thấy rõ kỹ nghệ phá thai chỉ quan tâm tới lợi nhuận của nó chứ không phải sức khỏe và phúc lợi của phụ nữ. Những kẻ cổ vũ phá thai, bất kể là mổ xẻ hay dùng thuốc, đang thực sự gây chiến đối với phụ nữ vậy.

Denise Hunnell, MD

Hunnell là một chuyên viên nghiên cứu của tổ chức Human Life International.

Bà thường xuyên viết trên tờ Truth and Charity Forum của tổ chức này.

Vũ Văn An dịch

(Theo Vietcatholic)

Valentine’s Day

Image

14/02: Ngày Valentine

Ngày Valentine được đặt tên theo thánh Valentino, một trong số các vị tử đạo của Kitô giáo trong các thế kỷ đầu, được các Giáo Hội công giáo, chính thống và anh giáo kính nhớ như là Giám Mục Terni, tử đạo, bổn mạng của những người yêu nhau và của các bệnh nhân kinh phong.

Thánh nhân thuộc gia đình quyền qúy theo Kitô giáo và được tấn phong Giám Mục thành Terni năm 197 khi mới 21 tuổi. Năm 270 thánh nhân được mời về Roma giảng Tin Mừng cho dân ngoại. Hoàng đế Claudio II yêu cầu thánh nhân thôi cử hành các lễ nghi tôn giáo và chối bỏ đức tin. Chẳng những không nghe lời hoàng đế dự dỗ, thánh nhân còn tìm cách thuyết phục hoàng đế theo Kitô giáo. Hoàng đế Claudio tha tội chết cho Đức Cha Valentino, nhưng quản thúc người bằng cách giao người cho một gia đình quyền qúy trông coi. Đức Cha Valentino bị hoàng đế Aureliano bắt lần thứ hai và hoàng đế theo đuổi chính chánh sách bắt bớ các tín hữu kitô. Vì danh tiếng Giám Mục Valentino ngày càng lớn nên hoàng đế truyền lệnh cho lính Roma bắt người và mang người ra khỏi thành xử tử dọc đường Flaminia. Người bị đánh đòn và chặt đầu ngày 14 tháng 2 năm 273 thọ 97 tuổi.

Có nhiều giai thoại được kể lại liên quan tới thánh nhân. Trong thời gian bị quản thúc trong nhà gia đình quyền qúy ở Roma thánh nhân đã làm phép lạ cho cô con gái của gia đình này bị mù được sáng mắt. Người rất thương cô nên khi bị kết án tử hình, người gửi cho cô bức thư chào tạm biệt và ký tên ”Từ Valentino của cô”.

Một lần khác khi đi đạo, thánh nhân thấy một cặp trai gái cãi nhau. Ngài đến và trao cho họ một bông hồng và mời họ cùng cầm lấy nó trong tay. Đôi bạn trẻ được hòa giải và cùng nhau sánh bước. Một chuyện khác kể rằng ngài thành công trong việc gợi hứng cho tình yêu của họ bằng cách làm cho nhiều cặp bồ câu bay quanh trên đầu họ và trao đổi các cử chỉ yêu thương âu yếm nhau.

Valentines-Day

Có một câu chuyến khác nữa kể rằng Đức Cha Valentino đã kết hiệp hôn nhân cho một thiếu nữ kitô là Serapia với quan bách quản Roma Sabino. Hai người yêu nhau, nhưng cha mẹ nàng ngăn cản. Sau khi vượt thắng được khó khăn, thì người ta khám phá ra rằng Serapia bị bệnh nặng. Quan bách quản Sabino mời Đức Cha Valentino tới bên đầu giường của người yêu đang hấp hối, và xin ngài làm sao để anh ta không bao giờ xa rời người yêu nữa. Đức Cha Valentino rửa tội cho anh, và ban bí tích Hôn Phối cho hai người. Sau đó cả hai đều qua đời.

Chắc hẳn nguồn gốc lễ Tình Yêu đã là một nỗ lực của Giáo Hội công giáo biến đổi lễ kính thần phong phú trong thói quen bình dân ngoại giáo có tại Roma từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên. Lễ này được cử hanh trong các ngày từ 13 tới 15 tháng 2 là thời gian sửa soạn bắt đầu vào mùa xuân, được coi như thời gian tái sinh của vạn vật. Người ta lau chùi nhà cửa, rắc muối và một loại bột đặc biệt chung quanh nhà.

Vào giữa tháng hai các lễ nghi gọi là Lupercali bắt đầu. Đó là lễ kính thần Lupercus, là vị thần che chở ruộng đồng đã trồng tiả khỏi bị chó sói phá phách tấn công. Các tư tế thuộc nhiều nhóm khác nhau phục dịch trong các lễ nghi này đến hang đá, nơi con chó sói cái đã dưỡng nuôi bằng sữa của nó Romulus và Remus, là hai anh em đã thành lập thành Roma. Họ là con của thần Marx là thần chiến tranh và một người thuộc dòng nữ thần sắc đẹp Venus, nhưng bị bỏ trôi sông Tevere, và được con chó sói cái cứu và đem về nuôi dưỡng.

Dọc đường trong thành phố các tư tế rảy máu của vài con vật như dấu chỉ của sự phong phú. Sau đó phần chính của lễ hội là một loại xổ số. Người ta bỏ tên các người nam người nữ tôn thờ thần Lupercus vào một cái hòm, lắc đều lên, rồi cho một trẻ em rút thăm vài cặp. Các cặp năm nữ này sẽ sống yêu đương với nhau trong một năm để cho lễ nghi phong phú được hoàn tất. Năm sau sẽ có các cặp khác được chọn thay thế.

Năm 495 Đức Giáo Hoàng Gelasio viết một bức thư cho ông Andromaco, Chủ tịch Thượng Viện Roma, quở trách là tại sao đa số dân đã theo Kitô giáo rồi, mà nhiều kitô hữu vẫn còn tham dự các lễ hội ngoại giáo này. Năm 496 Đức Giáo Hoàng Gelasio bỏ lễ hội này, và thay vào đó bằng lễ thánh Valentino, là lễ của những người yêu nhau.

Cho đến nay các cặp tình nhân vẫn có truyền thống bắt chước câu của thánh Valentino để ký, thay vì đề tên riêng của mình trong các tấm thiệp. Dần dần ngày 14 tháng 2 đã trở thành ngày trao đổi các bức thông điệp tình yêu và Thánh Valentino trở thành Thánh Bổn Mạng của các cặp tình nhân. Người ta mừng kỷ niệm ngày này bằng cách tặng cho nhau các bài thơ và tặng cho nhau những món qùa truyền thống là hoa hồng và sô cô la hình trái tim.

Trước đây ngày lễ này chỉ được mừng tại Bắc Mỹ và châu Âu, nhưng ngày nay nó đã lan sang hầu như mọi nước trên toàn thế giới. Tại Anh và Pháp lễ này đã được tổ chức từ thời trung cổ, nhưng đến thế kỷ XVII thói quen tặng thiệp cho người yêu mới được phổ biến. Hình ảnh thường thấy là hình trái tim, hoa hồng, mũi tên và vị thần tình yêu. Hiệp hội in thiệp mừng Hoa Kỳ cho biết mỗi năm có hơn 1 tỷ tấm thiệp được trao tay trong dịp này.

Image

Văn hóa Cain: phò phá thai

Trong xã hội có hai phong trào với khuynh hướng đối nghịch là Phò Sự Sống (Pro-life) và Phò Chọn Lựa (Pro-choice).

phathai8

Dùng từ ngữ “phò chọn lựa” cho nhẹ nhàng dễ nghe và dễ thuyết phục nhưng đúng nghĩa ẩn dấu là phò phá thai. Phong trào Phò Chọn Lựa được bảo lãnh và ủng hộ bởi nhiều tổ chức xã hội. Nó cũng trở thành đề tài sôi bỏng trong các buổi thuyết trình tranh cử của các ứng viên thuộc các đảng phái chính trị. Mạng sống của các thai nhi trong bụng mẹ đang bị các đảng phái chính trị tranh dành và tìm chỗ dựa để tiến thân. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác can thiệp vào số mệnh của các thai nhi như vấn đề kinh tế, thương mại, dược phẩm, thực phẩm và dân số.

Ngày nay, nhiều nước trên thế giới đã mở cửa cho các dịch vụ phá thai. Những phong trào ủng hộ Phò Phá Thai hay Phò Chọn Lựa (Pro-choice) lý luận rằng: Phá thai là để bảo vệ quyền của người phụ nữ. Phá thai là để ngăn ngừa bệnh di truyền. Phá thai vì trẻ thơ dị tật. Phá thai là để bảo vệ quyền sống của người mẹ. Phá thai vì bị lỡ lầm. Phá thai vì bị hiếp đáp ngoài ý muốn. Phá thai để giảm bớt khó khăn kinh tế. Phá thai trở thành một dịch vụ kiếm tiền cho các Bệnh Xá. Phá thai để giải quyết vấn đề nhân mãn. Phá thai để tìm chọn đứa con ưa thích. Phá thai là để chọn lựa phái tính. Phá thai để cha mẹ tự do sống hưởng thụ. Phá thai vì người cha hèn nhát không nhận trách nhiệm. Phá thai là để giới hạn con số mà nhà nước chủ trương. Có muôn vàn cách biện minh cho hành động giết trẻ thơ một cách hợp pháp. Nhiều cha mẹ coi các thai nhi như là gánh nặng cuộc đời. Họ muốn trút bỏ nó đi cho rảnh nợ. Phá thai thật sự là giết người đó. Đây là tội ác của nhân loại.

Phá thai là một tội ác thật nghiêm trọng (Thông điệp Tin Mừng Về Sự Sống của ĐGH JP II. Số 61). Phá thai là gì? Phá thai là giết chính con thơ của mình. Bóng tối đang bao trùm vạn vật qua sự ghen tương nghi kỵ: Nhưng chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian. Những ai về phe nó đều phải nếm mùi cái chết (Kn. 2:24). Con người nại vào nhiều lý do để giết chết con thơ một cách tàn nhẫn. Có khi thai nhi bị giết vì họ muốn giữ danh giá của gia đình dòng tộc. Có khi phá thai vì cha mẹ đang phải theo đuổi danh vọng và sự nghiệp. Có khi giết con vì con cản trở bước đường học vấn hay tiến thân. Nhiều người coi thai nhi chưa là con người và không có quyền được đối xử như một con người. Họ đã đang rao truyền văn hóa sự chết. Văn hóa của sự tiêu diệt. Văn Hóa Cain là văn hóa sự chết. Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra, vì Thiên Chúa đã làm ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa. (Stk 9: 6).

Câu truyện phá thai là giết người. Một thiếu phụ tay ẵm một thiếu nhi bước vào phòng mạch bác sĩ gia đình. Thưa bác sĩ, xin bác sĩ vui lòng giải quyết khó khăn nầy: đứa nhỏ đây mới chưa đầy một tuổi, và tôi lại mang thai nữa rồi. Chắc bác sĩ cũng biết là tôi không muốn có con liên tục như vậy. Tôi không đủ sức chịu đựng được. Thế thì bà muốn tôi giúp gì đây? Bất cứ điều gì có thể cất được các của nợ này. Sau một hồi suy nghĩ, bác sĩ trả lời: Tôi có một cách giải quyết tốt hơn để giúp bà. Nếu bà không có hai đứa con sinh gần nhau như vậy, tốt nhất là giết đứa con bà đang ẵm trong tay, vì đối với tôi, giết đứa trong bụng bà hay giết đứa trong tay bà thì cũng như nhau. Vả lại, nếu giết đứa trong bụng thì lại còn nguy hiểm cho bà nữa. Vừa nói xong, vị bác sĩ vươn tay lấy con dao nhỏ và bảo người thiếu phụ đặt đứa nhỏ lên đùi bà, đưa đầu em nhỏ ra phía ông ta. Lúc đó người thiếu phụ tái xanh mặt và thét lên: Đồ sát nhân. Chỉ vài lời nói, vị bác sĩ đã thuyết phục được người thiếu phụ trẻ hiểu ra rằng việc ông ta đề nghị giết đứa con một tuổi của bà thì cũng chẳng tệ hại hơn lời thỉnh cầu giết đứa bé chưa sinh trong bụng bà. Đàng nào cũng là giết người. Chỉ có một điều khác biệt là tuổi của hai đứa trẻ hơn kém mà thôi.

Bào thai chính là con người. Hãy quan sát thai nhi, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người trưởng thành và người già chỉ khác nhau về thời gian phát triển. Thai nhi là con người nhỏ bé cô thân, cô thế nhất và không có khả năng tự vệ. Người thân cận gần gũi nhất là mẹ và cha. Mẹ cha lại không thương yêu bảo vệ nhưng đồng lõa với các bác sĩ và ý tá để tẩy trừ, làm hại và giết chết. Muốn giết chết một thai nhi, người ta phải dùng bạo hình. Những hình thức giết thai nhi còn ghê rợn hơn tất cả những hình thức mà con người đã dùng để tra trấn và phanh thây kẻ thù. Không còn thiếu hình thức nào bạo tàn hơn mà con người không dùng. Họ dùng kẹp bóp cho nát sọ, dùng máy hút làm tan nát tấm thân bé bỏng, cắt chân tay khi trẻ thơ còn đang sống và cắt vặn cổ cho chết. Có khi bơm nước muối mặn làm cháy da non và phỏng người rồi ngộp chết. Trẻ sơ sinh trong bụng mẹ đã làm gì hại đến các bác sĩ, ý tá hay cha mẹ mà xử qúa tàn nhẫn đến như vậy. Các trẻ thơ đau đớn, gào thét, giẫy dụa và chết lịm mà không hề được nương tay.

Có nhiều cách giết thai nhi mà các bác sĩ và y tá xử dụng hằng ngày. Nhà thương không còn là nơi để tỏ lòng yêu thương chữa lành nữa. Bệnh xá hay trạm xá cũng không còn là nơi ân xá nữa rồi. Khi thai nhi còn rất nhỏ đang sống yên hàn trong cung lòng mẹ, thì người ta dùng các chất hóa học như thuốc phá thai và nước hóa chất để trục xuất thai nhi khỏi bào thai. Khi thai nhi đã phát triển, người ta đã dùng những dụng cụ kinh hồn để tiêu diệt. Đầy đủ các thứ vũ khí giết người như búa, kìm, kéo, dao, xiên, dùi, móc và kẹp. Cung lòng của người mẹ trở thành pháp trường để hành hình các trẻ thơ vô tội. Thai nhi vô phương tự vệ. Thật tội nghiệp cho kiếp thai nhi bé bỏng. Chẳng ai thèm nghe tiếng kêu gào oan ức của các thơ nhi. Thật xót xa! Con người còn xử ác độc nhiều hơn nữa qua các phương thế diệt trừ các thai nhi non nớt. Họ dùng các phương tiện hợp pháp dưới đây để giết chết:

1. Máy hút: xé nát bào thai khỏi tử cung và hút ra.
2. Nông và nạo
3. Nông và kéo
4. Bơm nước muối
5. Bơm chất prostaglandia
6. Cắt dạ con.

Nông và kéo: Người ta dùng một cái kẹp có răng, thường bào thai trên 18 tuần, vĩ xương đã cứng, người ta phải vặn và cắt. Đầu phải bị đập nát bằng cách đục một lỗ hổng ở sọ và dùng máy hút để hút não bộ ra ngoài cho sọ nảo xẹp lép mới kéo thân xác nát tan của thai nhi ra khỏi cung lòng mẹ được.

Cắt dạ con: Người ta cắt một đường trên bụng của Người mẹ để lôi thai nhi ra. Thường thai nhi sinh ra còn sống, người ta phải giết thai nhi bằng cách vặn cổ, bóp mũi, miệng, hoặc nhận chìm trong nước.

Phá thai là một điều tuyệt đối sai, bởi vì nó xâm phạm quyền căn bản của con người là quyền được sống. Ta sẽ đòi mỗi con vật phải đền nợ máu các ngươi, tức là mạng sống của các ngươi; Ta sẽ đòi con người phải đền nợ máu, Ta sẽ đòi mỗi người phải đền mạng sống của người anh em mình. Ai đổ máu con người, thì máu nó sẽ bị con người đổ ra, vì Thiên Chúa đã làm ra con người theo hình ảnh Thiên Chúa. Về phần các ngươi, hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, hãy lan tràn và nảy nở thật nhiều trên mặt đất.”(Stk 9:3-7). Xưa hai anh em Cain và Abel con cùng cha mẹ, vì ghen tương mà đã giết nhau: Cain không muốn nghĩ về em mình và từ chối nhận trách nhiệm mà mỗi người phải có đối với người khác (Tmvss. 8).

Bộ Giáo Luật hiện hành quyết định: Người nào thực sự cung cấp việc phá thai tự động chịu vạ tuyệt thông (Số 1396). Trong sách Xuất Hành, nêu ra những khoản luật rất tỉ mỉ để bảo vệ người mẹ cũng như thai nhi. Không ai có quyền làm hư hại hay tổn thương: Nếu đàn ông đánh nhau mà xô phải một người đàn bà có thai, làm sẩy thai.. thì phải bồi thường theo đòi hỏi của người chồng…Nếu có gây tổn thương, thì ngươi phải lấy mạng đền mạng, (Xh 21:22-23). Những bàn tay vấy máu trẻ thơ vô tội sẽ phải đền trả nợ máu. Chúng ta cũng không thể hiểu được tại sao có nhiều người phò phá thai đến thế. Phò chọn lựa hay phò phá thai là phò sự chết, trong khi chính họ muốn sống và hưởng thụ. Họ đòi quyền được phá thai. Nhà cầm quyền là những người đại diện dân là lo bảo vệ an sinh cuộc sống xã hội cho mọi người. Thế mà, có những nhà Lập Pháp lại ủng hộ quyền được giết chết trẻ thơ trong bụng mẹ. Thật là vô lý và trớ trêu.

Mục tiêu của đời sống văn minh nhân loại là cần nâng cao và bảo vệ sự sống. Trái lại, nhiều người tìm đủ mọi cách thế để hạn chế sự sống. Nhiều người còn hãnh diện và dương oai về chủ trương giết chết biết bao thai nhi. Họ ích kỷ không muốn chia sẻ hoa trái của sự sống. Muốn hưởng thụ trọn vẹn nguồn phú túc mà Thượng Đế đã trao ban. Có biết bao nhiêu nhân tài tiềm ẩn trong các thai nhi bị giết. Trong số các trẻ bị hại có những thiên tài và thánh nhân của thế kỷ. Con người xã hội đang tự tiêu diệt chính tương lai của nhân loại. Phá thai càng ngày càng nhiều vì có luật pháp hỗ trợ, vì chính sách chủ trương của nhà nước và vì đời sống luân lý đạo đức đang xuống dốc trầm trọng. Nhiều người không còn nhận ra sự cao quý của sự sống con người và chối bỏ trách nhiệm của chính mình.

Lạy Chúa, Chúa là nguồn ban sự sống. Chúa tạo dựng con người mang hình ảnh của Thiên Chúa. Hình ảnh đã bị con người lạm dụng cho những sở thích riêng. Xin cho chúng con biết trân quý, tôn trọng, bảo vệ và nuôi dưỡng sự sống của từng cá nhân. Sự sống khởi sự ngay từ giây phút đầu tiên khi tựu thai trong lòng mẹ và phát triển cho tới lúc trưởng thành. Ai cũng có quyền được sống, được hít thở không khí, được tắm nắng mặt trời và hưởng dùng mọi nguồn phú túc tự nhiên mà Thiên Chúa đã đặt để trong vũ trụ. Xin cho chúng con sống trọn vẹn đời sống trong tình yêu của Chúa. Chúng con biết rằng sự sống hay sự chết đều nằm trong sự quan phòng của Thiên Chúa.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Ký giả Công Giáo nên phản ứng thế nào trước vụ ”quỷ ám” đang ầm ĩ ở Gary, Indiana, Hoa Kỳ?

Thằng nhỏ 9 tuổi đi trên tường ngược từ dưới đất lên trần nhà; một đứa bé gái 12 tuổi đang nằm ngủ bị nâng lên cao ném vào tường; cảnh sát canh gác kỹ lưỡng trước cửa phòng vẫn có những vết chân đầy nước bước ngang dọc trong phòng…

phathai5

                                                           Bà Mẹ Latoya Ammons

phathai6

                                                       Căn nhà bà Latoya Ammons

phathai7

                     Cha Michael Maginot người đã trừ tà thành công

Tất cả diễn ra trước mắt các viên chức nhà nước và được ghi lại trong một báo cáo dầy hơn 800 trang của các cơ quan thi hành pháp luật: toà án, cảnh sát, sở dịch vụ trẻ em; và của các chuyên gia y tế, tâm lý ở thành phố Gary, Indiana; là những người tỏ ra thành tâm tin tưởng câu chuyện này là do ma quỷ gây ra và chỉ chấm dứt sau khi linh mục Michael Maginot được sự đồng ý của Đức Cha Dale Melczek, Giám Mục giáo phận Gary, Indiana thực hiện các nghi lễ trừ quỷ.

Câu chuyện giật gân trên đang được nhiều cơ quan truyền thông thế tục dẫn đầu là tờ Indianapolis Star khai thác tối đa. Tuy nhiên, Giáo Hội im lặng và các cơ quan truyền thông Công Giáo tại Hoa Kỳ rất dè dặt trong vụ này.

Kêu gọi các cơ quan truyền thông Công Giáo phải tỏ rõ quan điểm về vụ này, một độc giả viết cho Catholic World News:

“Trong tư cách một người trước đây đã từng là người vô thần, tôi có thể chứng thực rằng có lẽ hiện tượng siêu nhiên duy nhất có tính thuyết phục đối với người không tin là sự hiện diện của ma quỷ. Tôi đã dành nhiều thời gian suy niệm về điều này và có thể nói, từ kinh nghiệm của riêng tôi, rằng chính sự tiếp cận với cái ác mới đặt tôi vào một tình trạng dễ tiếp nhận niềm tin siêu nhiên. Điều này làm tôi tự hỏi, có phải Thiên Chúa đã để cho những can thiệp như thế diễn ra trong đời sống hàng ngày của chúng ta để thuyết phục những ai thiếu niềm tin rằng Ngài là rất quan trọng cho sự sống còn của họ.”

Phil Lawler, bỉnh bút của Catholic World News bày tỏ quan điểm của ông như sau:

Một thông tấn xã như Catholic World News, chuyên đưa ra các quan điểm Công Giáo về các biến cố đang diễn ra, nên hành xử thế nào trước một câu chuyện như báo cáo trừ tà tại Gary, Indiana?

Đó là một câu chuyện phức tạp, với một bối cảnh tôn giáo rất lộn xộn. Có những sự lạ xảy ra khiến gia đình gồm một người bà, một người mẹ và ba đứa con tin rằng có sự thâm nhập huyền bí, rồi toà án không tin quay sang cáo buộc bà mẹ tội bỏ bê con cái, và nhà nước can thiệp vào. Để rồi chính các cơ quan nhà nước lại có những báo cáo, và những xác nhận của các nhân chứng độc lập về sự bay lên và chuyển động phi thường, những chấn thương kỳ lạ và một loạt các sự cố mà dường như không tuân theo các định luật vật lý. Câu chuyện trở nên đặc biệt thú vị vì thực tế đã có nhiều nhà quan sát thế tục, bao gồm các quan chức cảnh sát, nhân viên phúc lợi, và các nhà báo tỏ ra thành tâm tin tưởng rằng gia đình này đã bị quỷ ám.

Câu chuyện từ Indiana này, gợi nhớ đến bộ phim The Exorcist, đang có tiềm năng để vượt qua những bức tường của chủ nghĩa hoài nghi đang ngăn cản các cuộc thảo luận công khai về siêu nhiên.

Tuy nhiên, đây là một câu chuyện nguy hiểm đối với các ký giả Công Giáo, vì hai lý do. Đầu tiên, bởi vì nó có thể dễ dàng khơi gợi lên sự quan tâm không lành mạnh về “quỷ thuật”, về các vấn đề huyền bí, chứ không phải là một sự quan tâm lành mạnh về niềm tin tôn giáo chính thống. Thứ hai, bởi vì có quá nhiều những câu chuyện như thế này chỉ dựa trên sự hiểu lầm hoặc do kích động, hay gian lận.

Trong đời sống của Giáo Hội Công Giáo, những điều phi thường xảy ra hàng ngày. Bí Tích Thánh Thể được cử hành; tội lỗi được tha miễn nhưng không trong bí tích Hòa Giải. Những điều này là những thực tại quan trọng hơn rất nhiều so với những hiện tượng thứ yếu được nêu trong tiêu đề tin tức hằng ngày. Nhưng chúng tôi không đăng tải, mặc dù theo một nghĩa nào đó, đây là những tin tức duy nhất thực sự đáng quan tâm, nhưng theo một nghĩa khác đó không phải là “những câu chuyện thời sự”. Chúng tôi đăng tải những báo cáo về thế giới thường ngày: Những câu chuyện về sự phát triển trong trật tự tự nhiên.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng siêu nhiên cũng xen vào tự nhiên. Câu chuyện đã xảy ra tại Gary, Indiana, từ năm 2011 có phải là siêu nhiên xen vào tự nhiên hay không? Tôi không biết. Có thể những sự kiện kỳ lạ được ghi lại trên tờ Indianapolis Star được phóng đại lên, có thể tất cả đều chỉ là những vấn đề liên quan đến tâm lý bất thường. Nhưng khá nhiều người, những người đã từng rất là hoài nghi, đã bị thuyết phục rằng một cái gì đó vượt ra ngoài lời giải thích tự nhiên đã xảy ra.

Một phóng viên chỉ có thể hỏi và hy vọng được trả lời những câu hỏi “W” (who, what, when, where, why): ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao. Trong một trường hợp như thế này không có câu trả lời thỏa đáng, đặc biệt là đối với các câu hỏi “ai” và “tại sao”. Giáo Hội đôi khi đưa ra một phán quyết cuối cùng về những hiện tượng bất thường, nhưng thường hơn – như trong trường hợp này, Giáo Hội im lặng.

Một gia đình phàn nàn bị ma quỷ phá phách. Một linh mục (trong số những người khác nữa) thấy rằng khiếu nại này là chính đáng. Một giám mục xét thấy có đủ bằng chứng để cho phép thực hiện một nghi lễ trừ tà. Và cuối cùng là những chuyện lạ kết thúc. Đó là những sự thật khách quan mà chúng ta biết. Câu chuyện có thật hay không? Chúng tôi không biết.

Tóm tắt câu chuyện theo tờ Indianapolis Star:

1. Bà Latoya Ammons có 3 người con: Con gái năm nay (2014) 14 tuổi, 2 con trai 11 tuổi và 9 tuổi đã dọn đến thuê một căn nhà trên đường Carolina Street, thành phố Gary, Indiana, Hoa Kỳ vào tháng 11/2011. Họ cư ngụ chung với mẹ ruột bà Latoya Ammons là bà Rosa Campbell. Từ tháng 12, họ bắt đầu chú ý đến những tiếng động lạ trong nhà và những vết giầy đầy nước.

2. Lúc 2h sáng 10/3/2012 họ thấy đứa con gái lúc đó 12 tuổi đang ngủ bị nhấc lên lơ lửng trên không trung. Cháu bé sau đó tự động hạ xuống, thức giấc, không nhớ gì xảy ra. Hai mẹ con bà Rosa Campbell bèn lập bàn thờ với tượng Chúa, Đức Mẹ và Thánh Giuse trong nhà.

3. Ngày 19/4/2012 họ gặp bác sĩ tâm lý Geoffrey Onyeukwu vì ba đứa nhỏ bắt đầu nói nhảm và muốn có ai giết chúng đi. Bác sĩ Geoffrey Onyeukwu báo cáo nội vụ với Sở Dịch Vụ Trẻ Em (DCS) thành phố Gary và cùng đi với một số y tá và các nhân viên DCS đến nhà bà Latoya Ammons. Hai đứa con trai bà chửi mắng bác sĩ với một giọng rất dễ sợ. Trong báo cáo dầy hơn 800 trang, các nhân viên DCS khai rằng họ và các nhân viên y tế đã gọi 911 kêu cảnh sát cấp cứu khi thấy đứa bé nhất bị một lực vô hình nâng lên và ném vào tường trước mặt họ. Cảnh sát đưa hai đứa bé vào nhà thương, ở đó phải 5 người đàn ông mới chế ngự được thằng bé 7 tuổi.

4. Một người nào đó mà báo cáo dầy hơn 800 trang không ghi rõ tên đã cáo buộc bà Latoya Ammons tội bỏ bê con cái và xúi giục chúng dàn cảnh để gia đình nổi tiếng và kiếm ra tiền nhờ sự nổi tiếng này. Thanh tra Valerie Washington của DCS được giao nhiệm vụ điều tra.

5. Valerie Washington khai với cảnh sát là theo báo cáo của các bác sĩ thì bà Latoya Ammons ở trong trạng thái tâm thần lành mạnh. Không có vết thương nào trên cả hai đứa bé, kể cả đứa bị ném vào tường. Trong lúc thẩm vấn hai đứa trẻ tại nhà thương, thanh tra Valerie Washington và y tá Willie Lee Walker khai đã thấy thằng nhỏ 9 tuổi đi trên tường ngược từ dưới đất lên trần nhà.

6. Hai tuần sau thanh tra Valerie Washington cùng với một cảnh sát viên của đồn cảnh sát Lake County, một thanh tra của thành phố Gary và một thanh tra của phòng điều tra Hammond đi cùng hai mẹ con bà Rosa Campbell về nhà. Tại đó, họ thấy nhà cửa bị phá phách nhưng bàn thờ với tượng Chúa, Đức Mẹ và Thánh Giuse vẫn còn nguyên trạng. Trong một phòng họ thấy những vết chân đầy nước bước ngang dọc. Sau khi lau sạch các dấu chân, cảnh sát đã đứng gác bên ngoài nhưng những vết chân đầy nước bước ngang dọc trong phòng lại xuất hiện.

7. Quá sợ, thanh tra Valerie Washington xin DCS cho rút lui. Cha tuyên úy nhà thương đã cầu cứu cha Michael Maginot là cha sở nhà thờ Thánh Stêphanô tử đạo ở Merrillville. Cha Maginot đã xin Đức Cha Dale Melczek cho ngài thi hành các nghi thức trừ tà cho đến tháng 6 năm 2012.

8. Tờ Indianapolis Star cho biết họ biết câu chuyện này khá lâu nhưng chỉ được phép công bố vào ngày 25/01/2014 sau khi đã có trong tay báo cáo dầy hơn 800 trang của DCS và các cơ quan cảnh sát.

(Theo conggiao.info)

Cuộc đưa tiễn đầy xúc động dành cho bà mẹ trẻ người Ý, người đã hy sinh tính mạng cho đứa con chưa sinh

phathai4

Bệnh ung thư của Chiara tiến triển nhanh chóng và cuối cùng cô mất thị giác một bên mắt

Hàng trăm người Ý đã tụ tập tại Nhà thờ Thánh Francisca Romana tại Rôma vào ngày 16-6 để tham dự Thánh lễ An táng của Chiara Corbella, một phụ nữ Công giáo qua đời sau khi trì hoãn việc điều trị ung thư để bảo vệ đứa con cô đang cưu mang.

Bệnh ung thư của Chiara tiến triển nhanh chóng và cuối cùng cô mất thị giác một bên mắt

Lúc 28 tuổi, Chiara kết hôn với Enrico Petrillo trong hạnh phúc. Họ đã phải chịu đựng sự ra đi của 2 đứa con David và Maria, qua đời vì dị tật bẩm sinh, trong những năm gần đây. Đôi vợ chồng này đã trở thành những chứng nhân nổi tiếng tại các sự kiện bảo vệ sự sống, trong đó họ chia sẻ chứng từ về ít phút ngắn ngủi họ có được với các con của mình, trước khi các bé lìa đời.

Vào năm 2010, Chiara mang thai lần thứ ba. Theo các bác sĩ thì đứa bé phát triển bình thường. Tuy nhiên, Chiara được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ác tính và được khuyên nên bắt đầu cuộc điều trị, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Chiara đã quyết định bảo vệ em bé – có tên là Francisco – và chọn không điều trị cho đến sau khi sinh bé, chào đời ngày 30-5-2011. Bệnh ung thư của Chiara tiến triển nhanh chóng và cuối cùng cô mất thị giác một bên mắt. Sau một năm dài chiến đấu với căn bệnh, Chiara qua đời vào ngày 13-6, bên cạnh những người thân yêu, và cô tin rằng mình sẽ được đoàn tụ với 2 đứa con trên thiên đàng. “Mẹ sẽ lên thiên đàng để chăm sóc cho Maria và David, con ở lại với bố. Mẹ sẽ cầu nguyện cho con”, Chiara viết trong một lá thư để lại cho Francisco, viết 1 tuần trước khi cô qua đời.

Thánh lễ An táng được ĐHY Agostino Vallini, Tổng Đại diện của Rôma, cử hành. Ngài gợi lại Chiara là “Gianna Beretta thứ hai”, vị thánh ở thế kỷ 20, đã hy sinh tính mạng của mình trong hoàn cảnh tương tự để cứu em bé trong bụng.

Trong bài giảng lễ, Cha Vito, linh hướng của Chiara, nhắc đến Chiara như một người phụ nữ trẻ dám liều mạng sống mình, cốt để làm gương cho các phụ nữ đang mang thai khác, “một bằng chứng có thể cứu sống rất nhiều người”.

Enrico, chồng của Chiara, nói rằng anh đã trải nghiệm “một câu chuyện tình yêu trên thập giá”. Phát biểu với Đài Phát thanh Vatican, anh nói rằng vợ chồng anh đã học được nơi 3 đứa con của mình rằng không có sự khác biệt giữa một cuộc sống chỉ vỏn vẹn có 30 phút hay kéo dài 100 năm. “Thật tuyệt vời khi khám phá ra tình yêu này, nó ngày càng lớn hơn nhiều khi phải đối mặt với rất nhiều vấn đề”, anh nói.

“Chúng tôi càng yêu nhau và càng yêu Chúa Giêsu nhiều hơn. Chúng tôi không bao giờ thất vọng trong tình yêu này, và vì lý do đó, chúng tôi không bao giờ bỏ lỡ thời gian, mặc dù những người xung quanh chúng tôi nói rằng “hãy chờ đợi, đừng vội có một đứa con khác”, Enrico nói.

Thế giới ngày nay cổ vũ mọi người đưa ra những lựa chọn sai lầm về hài nhi chưa được sinh ra, về người bệnh và người cao tuổi – anh lưu ý – “nhưng Chúa đáp lại bằng những câu chuyện như của chúng tôi”.

“Chúng ta muốn luận bàn về sự sống, về người tác thành nên nó, và do đó, cuối cùng, chúng ta tự làm lẫn lộn trong việc muốn trở thành người làm chủ sự sống và muốn tránh thánh giá Chúa gửi đến chúng ta”, anh nói tiếp.

“Sự thật là thánh giá này – nếu bạn vác cùng với Chúa Kitô – không đáng sợ như nó vốn có. Nếu bạn tin tưởng vào Chúa, bạn sẽ phát hiện ra rằng ngọn lửa này, thánh giá này không cháy bỏng, và bạn có thể tìm thấy sự bình an trong đau khổ và niềm vui trong cái chết”, Enrico giải thích.

“Tôi đã dành rất nhiều thời gian trong năm nay để suy tư cụm từ trong Tin Mừng nói rằng thánh giá Chúa trao thì êm ái và gánh thì nhẹ nhàng”. Khi nhìn Chiara lúc cô ấy hấp hối, rõ ràng tôi đã rất đau khổ. Nhưng tôi đã lấy hết sự can đảm và một vài giờ trước khi cô ấy ra đi – vào khoảng 8 giờ sáng, Chiara mất vào buổi trưa – tôi đã hỏi cô ấy.

Tôi hỏi: “Chiara thân yêu, có phải thánh giá này thật sự êm ái, như Chúa đã nói không? Cô ấy nhìn tôi và mỉm cười, và với một giọng nói nhẹ nhàng, cô ấy nói: “Đúng vậy, Enrico, nó rất êm ái”. Trong ý nghĩa này, cả gia đình không thấy Chiara ra đi một cách bình an, nhưng ra đi một cách vui vẻ, điều này khác hoàn toàn”, Ernico kể lại.

Khi con trai tôi lớn lên – anh nói thêm – tôi sẽ nói cho cậu bé biết rằng “thật đẹp biết bao khi để mình được Thiên Chúa yêu thương, bởi vì nếu con cảm nhận mình được yêu thương, thì con có thể làm được bất cứ điều gì”, và đây là “điều quan trọng nhất trong cuộc sống: để mình được yêu thương chính là để yêu thương và chết đi trong hạnh phúc”.

“Tôi sẽ nói với con trai tôi rằng đó là những gì mẹ của con, Chiara, đã làm. Chiara đã để mình được yêu thương, và trong một nghĩa nào đó, tôi nghĩ rằng cô ấy yêu thương tất cả mọi người theo cách này. Tôi cảm nhận cô ấy vẫn còn sống hơn bao giờ hết. Đối với tôi, được chứng kiến việc cô ấy ra trong hạnh phúc là một khoảnh khắc đáng nhớ cho đến chết”.

Mai Trang

(theo conggiao.info)

Mười lý do phong trào bảo vệ sự sống đang chiến thắng nạo phá thai

 

phathai3

Chúng ta đang tiến gần hơn đến chiến thắng cuộc chiến đấu nhằm chấm dứt nạo phá thai và phục hồi việc bảo vệ trẻ em trong dạ con hơn là các phương tiện truyền thông chủ đạo đang đưa tin. Để giúp các bạn nhìn thấy sự thật của nhận định ấy và truyền cảm hứng cho các bạn để nhắc lại cam kết đấu tranh của các bạn, đây là 10 dấu hiệu chỉ rõ sự việc rằng kết thúc của nạo phá thai ở Mỹ sẽ đến sớm hơn là các bạn tưởng. Tôi tin chắc về điều nầy,chúng ta sẽ không phải chờ thế hệ sau để lên kế hoạch và thực hiện mừng chiến thắng. Đó sẽ là công việc của chúng ta. Điều đó không có nghĩa là bạn có thể buông lỏng hoặc cho là đương nhiên. Thực ra,ngược lại là đàng khác! Chúng ta càng đến gẩn với chiến thắng,thì đối phương sẽ chiến đấu hung hãn hơn để giữ cho nạo phá thai hợp pháp và họ càng trở nên thù nghịch hơn. Nay chúng ta biết rõ sự yếu kém chủ chốt của phong trào nạo phá thai… cũng như những động năng bảo vệ sự sống mà đối phương không thể làm gì để ngăn chận được. Vì thế hãy tràn đầy hy vọng và dũng cảm! Chúng ta đã buộc cổ con quỷ nạo phá thai. Và đây là 10 dấu hiệu chỉ ra chiến thắng cuối cùng của chúng ta.

 

DẤU CHỈ 1 : NHỮNG NGƯỜI SỐNG SÓT

Dấu chỉ chắc chắn nhất cho chiền thắng tối hậu của chúng ta là sự can dự mạnh mẽ và gia tăng đều đặn của giới trẻ vào tất cả mọi khía cạnh của cuộc chiến nhằm chấm dứt nạn nạo phá thai. Và nếu bạn hỏi họ vì sao họ gia nhập cuộc chiền đấu của chúng tôi, thì họ sẽ nói với các bạn: Đó đã có thể là tôi”. Bằng việc nói thẳng cho những trẻ chưa sinh, giới trẻ ở Mỹ cũng nói cho chính họ. Đây là một sự ý thức và một động năng mà những người chủ trương nạo phá thai không thể làm gì để ngăn chận được. Và kết quả là các phong trào vì sự sống nhận được một sức mạnh mới và một động năng mới mỗi ngày từ những người sống sót nầy.

DẤU CHỈ 2 : NHỮNG DÒNG CHẢY CÁC CUỘC TRỞ LẠI

Một lý do nữa để tin tưởng,ấy là chỉ cần nhìn vào dòng thác người trở lại. Trong chiều hướng nào vậy? Xin thưa là từ ủng hộ nạo phá thai sang bảo vệ sự sống. Chẳng hạn,có một tổ chức quốc tế của các nhà cung cấp nạo phá thai cũ có tên là Hội Các Sĩ Quan Đại Đội. Những người đàn ông và đàn bà nầy – tôi có đặc ân làm công tác chăm sóc họ – đã từng là bác sĩ,y tá,kỹ thuật viên,bảo vệ an ninh và nhiều vai trò khác để vận hành những công việc nạo phá thai. Nay họ đã ăn năn sám hối về sự giết chóc của họ và trở thành bảo vệ sự sống. Một số trong họ – như bác sĩ Bernard Nathanson và Norma McCorvey – có những lời chứng nổi tiếng. Nhưng đa số trong họ cố gắng có được cuộc sống bình thường trong sự kín đáo của các cộng đồng riêng họ. Tuy nhiên có khi nào bạn từng nghe về một tổ chức các giám đốc trung tâm thai nghén lại sám hối vì cứu được những trẻ sơ sinh và nay thành ủng hộ nạo phá thai không? Điều nầy không xảy ra. Với một biệt lệ đáng kể về các chinh trị gia – những kẻ nổi tiếng vì đã từ bỏ các nguyên tắc của họ trong việc đổi lấy những phiếu bầu hoặc lời ca ngợi từ những phương tiện truyền thông ưu tú – giòng chảy các cuộc trở lại theo một hướng duy nhất… và đó là từ sự chết sang sự sống.

DẤU CHỈ 3 : TÔI HỐI HẬN VỀ VIỆC TÔI PHÁ THAI

Một dấu chỉ tiến bộ rõ rệt khác là làn sóng các người nữ và nam trên khắp thế giới nói lên sự hối hận của họ vì đã giết con cái bằng nạo phá thai. “Chiền dịch Im Lặng Không Còn Ý Thức” – một dự án chung giữa Các LM Vì Sự Sống và Các tín đồ Anh giáo vì Sự Sống – cung cấp cho những người nsm và nữ nầy một cơ hội để chia sẻ chứng từ của hị trong những buổi tụ họp công cộng,trước các phương tiện truyền thông, ở các bục giảng và trong những buổi điều trần lập pháp. Như Jennifer O’Neill,phát ngôn viên của chiến dịch nầy nói :”Kinh nghiệm chiến thắng lý thuyết”, Những người nam và nữ nầy là những chứng từ sống rằng nạo phá thai không có kết quả. Thay vì “giải quyết” một vấn nạn, nạo phá thai tạo nên nhiều vấn nạn của riêng nó. Tốt hơn hết, không có điều gì mà những người chủ trương nạo phá thai có thể làm để ngăn chận làn sóng nầy. Thực tế,nó đặt chúng vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Từ nhiều thập niên đến nay, họ vẫn nói :” Hãy nghe những tiếng nói của nữ giới”. Nay nếu họ thực hành những gì họ rao giảng, họ sẽ nghe những tiếng nói của các chị em ấy bác bỏ lời dối trá về nạo phá thai.

DẤU CHỈ 4 : ÍT BÁC SĨ…ÍT MÁY NGHIỀN (*)

Hơn một nửa những bệnh viện nạo phá thai đứng tự do của Mỹ đã đóng cửa từ năm 1993….từ hơn 2000 vào thời ấy còn lại khoảng 740 ngày nay. Điều ấy là vì,bất kể bao nhiêu tiền, sức mạnh chính trị và tiếp cận các phương tiện truyền thông,phong trào nạo phá thai đã phát triển, chúng không thành công trong việc lấy đi vết nhơ không thể gột sạch nầy gắn liền với nạo phá thai. Thực tế, nỗi sợ hãi lớn nhất của kỹ nghệ nạo phá thai không phải là vụ Roe chống lại Wade sẽ bị lật ngược. Đúng hơn, đó là nạo phá thai sẽ vẫn hợp pháp nhưng sẽ không có bác sĩ nào để thực hiện nó. Khoảng 86% các Quận ở Mỹ hiện không có được một người phá thai. Ngày càng ít bác sĩ – ngay cả khi họ tự coi mình là “thuận chọn lựa” [ủng hộ phá thai.ND] – muốn thực hiện quy trình nầy. Họ coi những người phá thai là những người tồi của ngành y và họ có lý. Bác sĩ phá thai Herbert Hodes đã tóm tắt điều đó trong tạp chí Glamour số tháng 9/1991 khi ông nói :” Chính là thế nào mà những người chống nạo phá thai sẽ thắng. Họ sẽ thắng bằng sự tiêu hao,vì ngày càng ít bác sĩ thực hiện các vụ nạo phá thai”

(*) “Abortion mill” (máy nghiền phá thai) là một từ chống nạo phá thai được dùng để mô tả một bệnh viện nạo phá thai.

DẤU CHỈ 5 : BẰNG CHỨNG PHÁP LÝ TĂNG

Trong lịch sử Hiến pháp, quyền của các tổ chức vốn bị đàn áp – như là những người Mỹ gốc Phi Châu, trẻ em,phụ nữ và công nhân – cuối cùng đã được minh oan. Khi các toà án đã nghe nhiều bằng chứng hơn về tổn hại do các tổ chức nầy đã làm, họ đã lật ngược phán quyết của những toà án trước. Từ sự nô lệ đến các quyền của công nhân, tới sự phân biệt với luật lao động trẻ em, cuối cùng các toà án đã làm nó đúng. Nay đã đến lúc đối với sự nhìn nhận “thời khắc phôi nhi” mà các quyền trong Hiến Pháp áp dụng đối với trẻ chưa sinh. Trong nhiều vụ kiện, bằng chứng nhân tính của trẻ chưa sinh,cũng như bằng chứng về tổn hại mà nạo phá thai làm với các phụ nữ,được giới thiệu trong toà án. Và ngay cả nếu một phán quyết đặc biệt của toà không thuận lợi, thì bằng chứng nầy vốn được đưa vào hồ sơ, cũng trở thành tài liệu mà những vụ kiện tương lai có thể viện dẫn. Vì bằng chứng khoa học tiếp tục tăng,một ngày không xa,các toà án sẽ buộc phải nhìn nhận tư cách [là] con người của trẻ chưa sinh và thống nhất với những quyền và sự bảo vệ của Hiến Pháp Hoa Kỳ của chúng ta.

DẤU CHỈ 7 : NGHIÊN CỨU NẠO PHÁ THAI

Một lý do nữa để tin tưởng là con số ngày càng cao ngút bằng chứng y học, tâm lý và xã hội rằng nạo phá thai làm hại nữ giới,nam giới và gia đình. Các trang mạng như www.AfterAbortion.org cung cấp một khởi điểm tuyệt vời cho việc điều tra con số tăng cao ngút các bằng chứng. Cái nói lên hùng hồn nhất ấy là sự việc ngay cả những nhà nghiên cứu vốn tự coi mình là ủng hộ nạo phá thai (pro-choice) đang đi đến kết luận nầy…và phổ biến nghiên cứu của họ bất chấp những phản đối và chỉ trích mạnh mẽ của kỹ nghệ nạo phá thai. Khối lượng bằng chứng gia tăng nầy là một trong những cách mà nạo phá thai cuối cùng sẽ tự huỷ diệt. Nạo phá thai càng tiếp tục,thì nó càng lộ ra là một kẻ thù của gia đùnh nhân loại

DẤU CHỈ 7 : KHÔNG CÒN NHỮNG LẬP LUẬN NÀO NỮA

Một dấu chỉ chiến thắng khác nữa là đối phương đã cạn kiệt lý lẽ. Trong những năm dẫn tới vụ Roe chống Wade, những kẻ chủ trương nạo phá thai bảo đảm với mọi người rằng nạo phá thai hợp pháp sẽ giảm việc lạm dụng trẻ em,củng cố đời sống gia đình và cải thiện xã hội. Nhưng tất cả mọi bằng chứng cho thấy rằng sau ba thập niên nạo phá thai hợp pháp, tất cả những vấn nạn nầy ngày càng xấu đi. Hơn nữa,tất cả những lý lẽ từ y khoa,khoa học,tâm lý học,xã hội học,luật pháp, đạo đức học và tôn giáo đều ủng hộ quan điểm bảo vệ sự sống. Cuối cùng, những người ủng hộ vẫn thường gọi nạo phá thai là một “quyết định giữa một người nữ và bác sĩ của người đó”. Nay họ cho đó là một quyết định “giữa một phụ nữ và Thiên Chúa của người đó”.Khi những kẻ ủng hộ nạo phá thai cạn kiệt lý lẽ,thì họ khẩn khoản kêu cầu Thiên Chúa để chấm dứt cuộc tranh luận. Chúng tôi, những người trong phong trào bảo vệ sự sống,cũng kêu cầu Thiên Chúa, không phải để làm vật thay thế cho các lập luận khác,nhưng đúng hơn là nền tảng của các lý lẽ.

DẤU CHỈ 8: NGAY CẢ TRONG CHÍNH TRỊ…

Chúng ta còn nhìn thấy bằng chứng sự tiến bộ bảo vệ sự sống cả trong vũ đài chính trị. Các cử tri mà nạo phá thai có tầm quan trọng trong quyết định của họ, bỏ phiếu cho những ứng cử viên bảo vệ sự sống với chênh lệch hai trên một. Ngay cuộc bầu cử năm 2006 cũng cho thấy điều đó. Trong một bầu khí chính trị thù nghịch với nhiều ứng cử viên bảo vệ sự sống,các số liệu cho thấy rằng đó là vì những lý do khác hơn là vì nạo phá thai. Khoảng 36% cử tri cho biết rằng nạo phá thai ảnh hưởng việc bỏ phiếu của họ. Bên trong nhóm đó,23% bỏ phiếu cho bảo vệ sự sống và chỉ 13% cho ủng hộ nạo phá thai. Cách cư xử của các cử tri về vấn đề nạo phá thai tiếp tục là một lợi thế cho phía bảo vệ sự sống của chúng ta khi các điều tra cho thấy rằng cường độ động năng với phía bảo vệ sự sống mạnh mẽ hơn. Những cuộc thăm dò dư luận cũng cho thấy rằng các cử tri mới hơn,trẻ hơn cũng bảo vệ sự sống hơn và muốn nhìn thấy nạo phá thai bị khai trừ hoặc bị hạn chế cao hơn.

DẤU CHỈ 9 : RẤT NHIỂU PHÁP CHỀ

Nhiều năm gần đây nhất đã nhìn thấy tiến bộ về lập pháp chưa từng có nhân danh trẻ chưa sinh. Hãy nhìn bằng chứng nầy. Xét trên bình diện liên bang, lần đầu tiên một phương thức nạo phá thai – cái được gọi là “phá thai sinh từng phần” – bị tuyên bố là bất hợp pháp. “Đạo luật Bảo vệ Cá hài nhi sinh ra còn sống” bảo vệ trẻ chưa sinh khỏi bị giết sau một cuộc phá thai thất bại. “Đạo luật trẻ chưa sinh nạn nhân của bạo lực” bảo vệ trẻ chưa sinh khỏi những hành vi bạo lực khác ngoài nạo phá thai. Và ở cấp tiểu bang, các luật đã có đã giúp hạn chế những con số nạo phá thai. Những luật nầy bao gồm các luật về cha mẹ và luật quy định bệnh vện nạo phá thai. Các nhà làm luật của chúng ta đang có những tiến bộ!

DẤU CHỈ 10 : THAM NHŨNG BỊ HỞ RA

Lý do chủ chốt chúng ta đang thắng,ấy là nạo phá thai tự huỷ diệt mình. Những hoạt động xấu xa thầm kín của nạo phá thai đang bị phơi bày cho mọi người xem….và do ngày càng nhiều tội ác trở nên tỏ tường, phong trào nạo phá thai đánh mất người ủng hộ. Những tội ác nầy bao gồm những sơ suất y khoa, lạm dụng tình dục, tổn thương và cái chết xảy ra như cơm bữa trong những bệnh viện nạo phá thai được gọi là “an toàn và hợp pháp, những bác sĩ không tiệt trùng các dụng cụ, các kỹ thuật viên gây mê không được huấn luyện bài bản,”những vụ nạo phá thai” trên những phụ nữ không có thai, lam giả bệnh án và còn nhiều thứ khác. Kỹ nghệ phá thai tạo nên một nơi ẩn náu an toàn cho những tay lợi dụng tình dục (chi tiết xin xem ở : www.ChildPredator.com ).Ngoài chuyện lạm dụng bệnh nhân, các bệnh viện nạo phá thai còn hùng hổ với những vi phạm các tiêu chuẩn OSHA (Occupational Safety and Health Administration) và những luật về tuyển nhân công khác. Một danh sác dài các chi tiêt có thể xem ở www.ClinucWorkee.com . Điều tất cả những việc nầy muốn nói,ấy là kỹ nghệ nạo phá thai hết sức dễ bị tổn thương với công luận và nạo phá thai hợp pháp chẳng có gì để làm trực tiếp với tính hợp pháp của những vụ nạo phá thai. Các bênh viện có thể bị đóng cửa – và đang đóng – và những người chuyên phá thai đang bị bắt giam vì những lý do khôn có gì liên quan với những gì người ra nghĩ về nạo phá thai…nhưng đúng hơn vì những lý do liên quan tới những sơ sót trong lúc thực hiện,những lạm dụng và những hoạt động bất hớp pháp khác.

Lý do căn bản vì sao chúng ta đang thắng cuộc chiến nhằm kết thúc nạo phá thai là vì chúng ta đã thắng! Có một người trong chúng ta nắm giữ những chìa khoá của cái chết và của địa ngục. Chúa Giêsu Ki-tô trổi dậy từ cõi chết! Mặc dù bị cho là bị những tác nhân của tử thần lấn át, Người đã giẫm nát sự chết bằng cái chết của Người. Kết quả là sự chết đã bị lột sạch mọi quyền hành của nó. “Hỡi sự chết, nọc độc của ngươi ở đâu? Vì sự Phục Sinh của Chúa Ki-tô, sự chết không còn lời quyết định trong lịch sử nhân loại nữa. Số phận cuối cùng của chúng ta là thiên đàng chứ không phải mộ địa.

Điều nầy muốn nói lên rằng quyền lực của nạo phá thai – nó lấy đi sự sống hơn bất kỳ sự gì khác – cũng đã bị đập tan. Phong trào bảo vệ sự sống của chúng ta không chỉ đơn thuần làm việc vì chiến thắng. Chúng ta lảm việc từ chiến thắng! Chiến thắng là điểm xuất phát của chúng ta. Chúng ta hân hoan tuyên bố cho cả thế giới biết rằng Chúa Ki-tô đã Sống Lại và vì lý do nầy,chúng ta phải chọn sự sống. Sau đó chúng ta làm việc để áp dụng chiến thắng ấy cho tất cả mọi lãnh vực xã hội.

LM. Frank Pavone

LifeNews.com 21/11/2012

(*) LM Frank Pavone là giam đốc toàn quốc của “Linh Mục Bảo Vệ Sự Sống”