Archive | June 2017

Vạ Tuyệt Thông Là Gì? Những ai tham gia việc Phá Thai có bị luận phạt?

Để trả lời cho câu hỏi “Vạ tuyệt thông là gì?”, chúng ta cần tìm hiểu tín điều “Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế nầy, các thánh thông công” (kinh Tin Kính các Tông Đồ), thì mới hiểu “Vạ tuyệt thông” được rõ ràng hơn.

1. Các thánh thông công.

Trên nguyên tắc, tất cả những ai được rửa tội, đều là thánh, vì đã được sạch tội tổ tông và tội riêng (từ khi sinh ra cho tới lúc lãnh nhận bí tích rửa tội, nếu là người lớn), được gia nhập vào Nhiệm Thể của Chúa Kitô. Trong Nhiệm Thể nầy, mỗi chi thể thông hiệp với nhau, vì cùng chung một Nhiệm thể của Chúa Kitô, Người là Đầu (x.GLCG. 92, 947). Nên:

Tất cả các tín hữu còn sống hay đã qua đời – đã được lên thiên đàng hay còn đang ở luyện tội – đều có thông hiệp mật thiết. Đó là tín điều Các Thánh thông công.

– Các tín hữu còn sống làm thành Giáo hội lữ hành.

– Các Thánh trên thiên đàng làm thành Giáo hội khải hoàn.

– Các linh hồn trong luyện tội làm thành Giáo hội thanh luyện.

Các tín hữu tôn kính, cầu xin Các Thánh. Còn Các Thánh cầu bầu cho các tín hữu trước mặt Thiên Chúa.

Các tín hữu làm việc lành phúc đức cầu cho các linh hồn. Còn các linh hồn cầu bầu cùng Chúa cho các tín hữu còn đang sống.

Các tín hữu đều thông công với nhau: mỗi người đều có quyền hưởng nhờ lời cầu nguyện và công nghiệp của tất cả những người khác (x. SGL CG 92, 946-959). Hiểu như vậy, từ đây, chúng ta đi sang phần vạ tuyệt thông.

2. Vạ tuyệt thông.

Vạ tuyệt thông (hay dứt phép thông côngrút phép thông công) là một hình phạt của Giáo hội Công giáo hoàn vũ dành cho những giáo sĩ và giáo dân phạm trọng tội và ngoan cố không chịu sửa đổi hay sám hối. Khi một người bị tuyên án vạ tuyệt thông thì về bản chất, người đó bị tách rời ra khỏi sự “hiệp thông” với những tín hữu khác trong Giáo hội, về hình thức là bị khai trừ khỏi tổ chức Giáo hội.

Theo Giáo luật có hai hình thức vạ tuyệt thông:

Vạ Tuyệt thông tiền kết và Vạ Tuyệt thông hậu kết.

1. Vạ tuyệt thông tiền kết: được ấn định cho một số tội. Ngay sau khi phạm, đương sự lập tức bị vạ (ipso facto), không cần Giáo hội phải ra công bố, nhưng nếu có công bố thì đó là một tội phạm công khai, để ngăn chặn những hệ luỵ xấu đi kèm. Theo Bộ Giáo luật hiện hành, hiện nay chỉ còn bảy loại vi phạm bị chế tài Vạ tiền kết. Các vạ đó là:

1. Người bỏ đạo, rối đạo hay ly khai khỏi Giáo hội, sẽ bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết (đ.1364§1).

2. Ai ném bỏ Mình Máu Thánh Chúa, lấy hoặc giữ với mục đích phạm thánh, bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa thánh (đ. 1367).

3. Người nào hành hung Đức Giáo hoàng sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa thánh (đ.1370§1).

4. Người phá thai trực tiếp (đ.1398), hay người đồng lõa: như chỉ chỗ, giúp phương tiện và việc phá thai có kết quả (đ.1329§2), sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết.

Những tội mà một giáo sĩ có thể vi phạm:

5. Giải tội cho người đồng phạm chiếu theo điều 977, sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa thánh (đ.1378§1).

6. Cha giải tội nào vi phạm trực tiếp ấn bí tích, phải bị mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa thánh (đ.1388§1).

7. Giám mục nào không có ủy nhiệm thư Giáo hoàng mà phong chức Giám mục cho người khác, cũng như người nào được thụ phong do Giám mục ấy sẽ mắc vạ tuyệt thông tiền kết dành cho Tòa thánh (đ.1382).

Trong bảy qui định vạ trên đây, có năm loại vạ tuyệt thông chỉ được giải do chính Tòa thánh (2, 3, 5, 6 và 7), còn hai loại vạ kia (1 và 4) có thể được giải do Giám mục giáo phận hay những linh mục được ủy thác.

2. Vạ tuyệt thông hậu kết: được ấn định cho một số tội sau khi vi phạm, đương sự chưa lập tức bị vạ. Đương sự chỉ bị vạ sau khi Giáo hội ra công bố hay phán quyết.

3. Quyền phạt và tha vạ tuyệt thông

1. Vạ tuyệt thông hậu kết chỉ ràng buộc phạm nhân sau khi vạ được tuyên án. Một Giám mục có thể ra vạ tuyệt thông hậu kết cho người ngoan cố không chịu sửa lỗi nặng đã được cảnh cáo. Nếu chịu hối lỗi thì Giám mục có thể tha vạ này.

2. Vạ tuyệt thông tiền kết nghĩa là đương nhiên bị vạ này khi phạm một trong những tội hay lỗi nghiêm trọng ghi trên đây, chỉ có Giáo hoàng hay những người được luật quy định mới giải vạ này.

Tuy nhiên, trong trường hợp nguy tử thì bất cứ linh mục nào cũng được phép tha mọi tội và giải vạ tuyệt thông tiền hay hậu kết.

Giáo luật nói rõ những hậu quả của vạ tuyệt thông như sau:

– Không được cử hành hay lãnh nhận mọi bí tích kể cả á bí tích của Giáo hội.

– Đối với giáo sĩ và tu sĩ: không được hành xử mọi chức vụ, tác vụ hay bất cứ nhiệm vụ nào cũng như bị cấm hưởng dùng các đặc ân đã được ban cấp trước đó.

Người mang vạ tuyệt thông là người tự tách mình ra khỏi mọi hiệp thông với Giáo hội.  Cho nên, chính họ không được lãnh nhận hay cử hành mọi bí tích là nguồn cội của sự thông hiệp vào Nhiệm Thể Chúa Kitô trong yêu thương và hiệp nhất. Vì thế, họ tạm thời ở bên ngoài Giáo hội cho đến khi vạ được tha bởi người có thẩm quyền trong Giáo hội.

Hình phạt chỉ là biện pháp sau cùng, sau khi đã sửa sai trong tình huynh đệ, đã cảnh cáo…. nhưng vẫn không có kết quả nên phải áp dụng hình phạt. Khoản Giáo Luật 1341 cũng nói rằng: Đấng bản quyền Giáo phận là Đấng có thẩm quyền để áp dụng hình phạt nhằm: tái tạo công bình – hàn gắn hậu quả những tai hại và hoán cải phạm nhân.

Vạ tuyệt thông, dù là hình phạt nặng nhất của Giáo hội, nhưng không có nghĩa là lời kết án vĩnh viễn cho ai phải ra khỏi sự hiệp thông với cộng đồng Dân Chúa. Mà chỉ là hình phạt dược hình (phương thuốc chữa bệnh). Nghĩa là Giáo hội vẫn mở rộng cửa để đón nhận trở lại những ai phạm tội có thiện chí ăn năn, và xin được tha tội. Vì thế, theo Giáo hội hình phạt này chỉ tạm thời cho những người ngoan cố không chịu ăn năn, sửa lỗi.

(trích Nguyệt San Mục Vụ Giáo Phận Vĩnh Long tháng 6 năm 2014)

Canon 1398 provides that, “a person who procures a successful abortion incurs an automatic (latae sententiae) excommunication.” This means that at the very moment that the abortion is successfully accomplished, the woman and all formal conspirators are excommunicated.

An abortion is defined as “the killing of the foetus, in whatever way or at whatever time from the moment of conception” (Pontifical Council for the Interpretation of Legislative Texts, published in the “Acts of the Apostolic See” vol. 80 (1988), 1818). This definition applies to any means, including drugs, by which a human being present in the woman is killed. Thus, once a woman knows she is pregnant the intentional killing of the new life within her is not only murder but an excommunicable offense. A woman who only thinks she might be pregnant has a grave responsibility to find out and to protect the possible life within. Any action to end a “possible” pregnancy while probably not an excommunicable offense would be callous disregard for life and gravely sinful.

Conspirators who incur the excommunication can be defined as those who make access to the abortion possible. This certainly includes doctors and nurses who actually do it, husbands, family and others whose counsel and encouragement made it morally possible for the woman, and those whose direct practical support made it possible (financially, driving to the clinic etc.).

Clearly those who think the availability of chemical abortions will settle the abortion issue are deluded. It will only widen to drug manufacturers, pharmacists and family physicians those guilty of grave sin and subject to excommunication. [It should also be noted that many contraceptive pills are already abortifacient in operation. Theoretically, the knowing use of such a pill for its abortafacient purpose could also subject one to excommunication. Pill manufacturers have recently been touting this capability of their deadly wares.]

 

Đặc ân Phêrô là gì và cách áp dụng đặc ân này trong hôn nhân?

Hỏi: Đặc ân Phêrô là gì và cách áp dụng đặc ân này trong hôn nhân?

Trả lời:
Hôn nhân Kitô giáo là hôn nhân độc nhất và bất khả phân ly. Khi bí tích Hôn Phối đã được cử hành hợp pháp với những điều kiện cần thiết (sự tự do, không lừa dối…) và đã hoàn hợp, thì không gì có thể chia cắt được. Vợ và chồng trong một cuộc hôn nhân như thế không thể ly dị và kết hôn với người khác. Chỉ khi nào một trong hai người chết, người còn lại mới được tái hôn. Đây là điều cần phải khẳng định lại để không dẫn đến hiểu nhầm đối với một số người cho rằng Giáo Hội cho phép ly dị.

Tuy nhiên, liên quan đến việc tháo gỡ dây hôn phối, Giáo Hội có nói đến hai đặc ân: Đặc ân Phaolô và đặc ân Phêrô. Đặc ân Phaolô dựa trên giáo huấn của Thánh Phaolô trong 1 Cr 7,12-15 và Giáo Hội đã quy định trong Giáo Luật số 1143 cho phép giải gỡ hôn phối của hai người chưa rửa tội khi cưới nhau, mà nay, một trong hai người này xin Rửa Tội gia nhập Giáo Hội Công Giáo và/để kết lập một hôn phối mới, khi người phối ngẫu không rửa tội kia đã đoạn tuyệt với người này. Đặc ân này có thể do Đức Giám Mục giáo phận ban.

Khác với đặc ân Phaolô, đặc ân Phêrô không được nói rõ trong Giáo Luật và cũng không xuất phát từ giáo huấn nào của Thánh Phêrô, nhưng có ý muốn nói đến đặc ân mà Đức Giáo Hoàng (người kế vị Thánh Phêrô) ban cho tín hữu vì lợi ích đức tin của người ấy.

Sắc lệnh Potestas Ecclesiae của Bộ Giáo Lý Đức Tin, công bố ngày 30.4 .2001, nói rằng: “Trong những hoàn cảnh đặc biệt nào đó, hôn nhân giữa những người không công giáo hoặc ít là một trong hai người không phải là người Công Giáo, có thể bị tiêu trừ vì lợi ích đức tin của tín hữu và vì ơn cứu độ cho các linh hồn, với năng quyền cho Đức Thánh Cha ban.” Vì thế, một hôn nhân hợp pháp giữa một tín hữu Công Giáo và một người không phải Công Giáo có được bị tiêu trừ “vì lợi ích đức tin của tín hữu và vì ơn cứu độ cho các linh hồn, với năng quyền cho Đức Thánh Cha ban”.

Nhưng làm sao để biết là mình có thể xin đặc ân Phêrô không? Một vài gợi ý sau đây được soạn thảo bởi Tổng Giáo Phận New Orleans, Mỹ, có thể trợ giúp:

  1. Ít là một trong hai người chưa được rửa tội (theo Giáo Hội Công Giáo) trước khi kết hôn và vẫn giữ nguyên tình trạng như thế trong suốt thời kỳ hôn nhân.
  2. Thực sự là không còn hy vọng gì để cả hai hòa giải với nhau
  3. Người xin đặc ân Phêrô không phải là người gây ra nguyên do khiến cuộc hôn nhân bị đổ vỡ
  4. Dù bên không rửa tội đã rửa tội sau đó, nhưng hai người đã không có quan hệ vợ chồng từ khi người này chịu phép rửa, vì lý do nào đó.
  5. Nếu người xin đặc ân Phêrô hay người-phối-ngẫu-tương-lai không là người Công Giáo, thì bên không phải là người Công Giáo ấy phải sẵn sàng cam kết là sẽ nuôi dưỡng con cái của mình theo đường hướng Công Giáo và không ngăn cản bên Công Giáo thực hành đức tin Công Giáo của mình.
  6. Người mà người xin đặc ân Phêrô có muốn cưới có phải là Công Giáo.
  7. Nếu bên không rửa tội, trước đó đã cưới một người Công Giáo, và bên Công Giáo được miễn trừ khỏi mọi ràng buộc để cưới bên không Công Giáo, thì bên không rửa tội phải có ý định xin rửa tội trong Giáo Hội Công Giáo. (Potestas Ecclesiae, Điều 7, triệt 2)
  8. Người phối ngẫu của người xin đặc ân có tự do để cưới trong Giáo Hội Công Giáo.
  9. Người phối ngẫu không phải là nguyên nhân gây ra đổ vỡ cho hôn nhân của người xin đặc ân.
  10. Bên Công Giáo được chủ động thực hành đức tin của mình.

11.Việc ban đặc ân sẽ không gây ra cớ vấp phạm hay làm hoang mang cho các tín hữu.

Nếu tất cả mọi điều kiện trên được thỏa mãn thì có thể làm hồ sơ để xin đặc ân Phêrô. Tuy nhiên, phải nhớ rằng việc xin là một chuyện, việc có được chấp nhận hay không lại là chuyện khác.

Ngoài ra, thiết nghĩ, cũng nên trình bày ở đây một vài quy định của Giáo Luật liên quan đến việc tháo cởi hôn nhân trong một số trường hợp đặc biệt:
Ðiều 1148:

Một người nam chưa được rửa tội có nhiều vợ cũng không được rửa tội, sau khi lãnh Bí Tích Rửa Tội trong Giáo Hội công giáo, nếu khó sống mãn đời với người vợ thứ nhất, thì ông có thể chọn sống với một trong các bà vợ và bỏ những bà khác. Ðiều này cũng có giá trị cho một người nữ chưa được rửa tội mà có một lúc nhiều chồng không được rửa tội.
Ví dụ:
Anh A (không rửa tội) đã cưới chị B, chị C, chị D (cả ba đều không rửa tội) làm vợ. Một thời gian sau, anh A xin chịu phép rửa tội để theo Công Giáo. Là một người Công Giáo, anh ta không thể sống đời sống đa thê được. Trong trường hợp này, anh A phải chọn một trong ba người vợ kia là người vợ chính thức của mình và có quyền rẫy những người còn lại.
Trong những trường hợp nói ở triệt 1, sau khi đã lãnh Bí Tích Rửa Tội, hôn phối phải được kết lập theo thể thức hợp lệ, và nếu cần, còn phải giữ những quy định về hôn phối hỗn hợp và những điều khác theo luật.
Ví dụ:
Trong trường hợp trên, anh A có thể chọn chị C làm vợ chính thức của mình. Lúc đó, hai người này phải tuân theo những quy định về hôn phối của Giáo Hội.
Sau khi đã thẩm định về điều kiện luân lý, xã hội, kinh tế của địa phương và nhân sự, Bản Quyền sở tại (Đức Giám Mục địa phận) phải lo liệu để người vợ cả và những người vợ khác bị rẫy, được chu cấp theo lẽ phải bác ái Kitô giáo, và sự công bình tự nhiên.
Ðiều 1149:
Một người chưa rửa tội, sau khi đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội trong Giáo Hội công giáo và không có thể lặp lại đời sống chung với người phối ngẫu không rửa tội vì lý do tù đày hay bắt bớ, thì có thể kết lập một hôn phối khác, cho dù trong thời gian ấy người phối ngẫu kia cũng đã lãnh Bí Tích Rửa Tội, miễn là giữa điều 1141.
Ví dụ
: Anh A (chưa rửa tội) đã cưới chị B (chưa rửa tội). Một khoảng thời gian sau, anh A xin rửa tội để gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Từ ngày được rửa tội đến nay, vì chiến tranh, anh bị bắt đi lính hoặc đi tù khổ sai, nên không thể chia sẻ đời sống vợ chồng với chị B được nữa. Trong trường hợp này, anh A có thể cưới chị C làm vợ, ngay cả khi lúc ấy, chị B cũng đã xin rửa tội để theo Công Giáo. Khi cưới chị C, anh A phải tuân theo những quy định về hôn phối.
Ðiều 1150:
Trong trường hợp hồ nghi, pháp luật suy đoán thuận lợi cho đặc ân Ðức Tin.

Tổng hợp và chuyển dịch: Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Đấng thấy nơi kín đáo

Lời Chúa: Mt 6, 1-6. 16-18

1 Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. 2 Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. 3 Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, 4 để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

5 “Khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả : chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em : chúng đã được phần thưởng rồi. 6 Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

16 “Rồi khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả : chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. 17 Còn anh, khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, 18 để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

Suy Niệm

“Đã mang tiếng ở trong trời đất,
phải có danh gì với núi sông.”
Danh tiếng để lại cho đời là điều khiến nhiều người bận tâm.
Có người hiến mình để làm những công trình lớn lao để lại cho hậu thế. Nhưng cũng có người rơi vào thói háo danh, làm mọi sự chỉ để tìm cho mình chút tiếng khen mau qua. Trong Bài Giảng trên núi mà ta nghe hôm nay, Đức Giêsu tố giác thói háo danh của những người đạo đức giả, khi họ làm ba việc đạo đức căn bản là bố thí, cầu nguyện, ăn chay. Ngài cũng cho thấy cách sống đạo của người môn đệ. Làm các việc đạo đức để tìm tiếng khen, là một cám dỗ có thật. Có người thổi kèn trong hội đường hay ngoài phố khi bố thí. Có người thích đứng cầu nguyện tại giữa ngã ba đường. Có người có mang bộ mặt thiểu não khi ăn chay. Tất cả chỉ nhằm thu hút sự chú ý của nhiều người khác, chỉ nhằm “cho người ta thấy”, “để người ta khen” (cc. 1. 2. 5. 16). Họ làm những việc tốt lành, nhưng lại tìm mình, co quắp trên chính mình, trong khi lẽ ra những việc này phải mở họ ra trước Thiên Chúa. Đối với Đức Giêsu, được người ta khen là nhận được phần thưởng rồi, nên cũng chẳng được Cha trên trời ban thưởng nữa (c. 1). Họ được phần thưởng mau qua của người đời, nhưng mất phần thưởng trọng hậu trong ngày sau hết.

Đức Giêsu mời các môn đệ đi vào cái kín đáo, thầm lặng, nơi đó không có con mắt của người đời, không có tiếng khen chê. Nơi đó kín đến mức tay trái không biết việc tay phải làm. Nơi đó là căn phòng đóng cửa, để chỉ có Cha và anh gặp gỡ. Cha là Đấng hiện diện ở nơi kín đáo (cc. 6. 18). Cha cũng là Đấng thấy những gì được làm ở nơi kín đáo (cc. 4. 6. 18). Cha thấy anh đã bố thí, cầu nguyện, ăn chay cách thầm lặng. Chính Cha sẽ ban thưởng cho anh. “Hữu xạ tự nhiên hương” có thể là một hình ảnh đẹp về người kitô hữu. Đời kitô hữu là cuộc đời kín đáo thầm lặng, như bị che khuất. Nhưng cũng là cuộc đời không che giấu được trước mắt mọi người. Chính khi cái tốt được làm một cách vô cầu, thì nó lại tỏa ngát hương. Không hẳn là chúng ta luôn luôn phải cầu nguyện trong phòng đóng cửa. Cũng như không hẳn chúng ta phải tô son đánh phấn khi ăn chay.

Nhưng điều quan trọng là chúng ta làm mọi sự cho vinh danh Chúa.

Cầu Nguyện

Ngày lại ngày, lạy Thiên Chúa,
Tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan,
Hai tay cung kính, lạy Thiên Chúa muôn loài,
Tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan.
Dưới bầu trời bao la,
Trong cô đơn và thầm lặng,
Với tấm lòng thanh tịnh,
Tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan,
Trong thế giới ồn ào vì nhọc nhằn,
Huyên náo vì đấu tranh,
Giữa đám đông hối hả lăng xăng,
Tôi sẽ đứng trước người chiêm ngưỡng dung nhan.
Và khi đã hoàn tất việc đời,
Lạy Thiên Chúa muôn loài,
Một mình, lặng lẽ,
Tôi sẽ đứng trước người chiêm ngưỡng dung nhan.

 

  1. Tagor

 Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Đạo Thiên Chúa hay Đạo Công Giáo?

 Hỏi: Xin Cha giải thích: Đạo Thiên Chúa là gì, và khác Đạo Công Giáo như thế nào?

Trả lời:

Trong thực tế, nhiều người đã vô tình lầm lẫn khi dùng cụm từ “Đạo Thiên Chúa” hay “Thiên Chúa Giáo” để chỉ Đạo Công Giáo (Catholicism), tức là Đạo thánh mà chính Chúa Kitô đã rao giảng và thiết lập Giáo Hội trên nền tảng Tông Đồ như phương tiện cần thiết để tiếp tục loan truyền và mang ơn cứu độ của Chúa đến cho hết mọi dân mọi nước cho đến ngày mãn thời gian.

Đó là Đạo cứu rỗi mời gọi tất cả mọi người đón nhận để được sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trong Vương Quốc tình yêu của Người, sau khi hoàn tất hành trình con người trên trần thế này..

Nếu xét về từ ngữ (terminology) thì danh xưng Đạo Thiên Chúa nghe có vẻ hợp lý vì mục đích tôn thờ Thiên Chúa là Chủ Tể vạn vật và vũ trụ. Nhưng nếu đi sâu vào nội dung thần học, thì danh xưng này không phân biệt rõ đối tượng và mục đích tôn thờ của các tín hữu có cùng niềm tin vào Thiên Chúa (God) nói chung và Chúa Cứu Thế Giêsu nói riêng. Các tín hữu này hiện đang phân tán trong các Giáo Hội hay Đạo có danh xưng khác nhau như sau:

1- Do Thái Giáo (Judaism),

Hay còn gọi là Đạo Mai Sen (Mosaic Religion) là Đạo tôn thờ Một Thiên Chúa Yahweh, là Cha của các Tổ Phụ Abraham, Isaac và Israel (Jacob) của dân Do Thái. Người cũng là Đấng, qua tay ông Mai Sen, đã giải phóng cho dân Do Thái thoát ách thống khổ bên Ai Cập và mang họ vượt Biển Đỏ trở về quê hương an toàn.Và cũng qua trung gian ông Mai-sen, Thiên Chúa đã truyền cho dân Do Thái xưa kia nói riêng, và cho cả nhân loại ngày nay nói chung- Mười Điều Răn như giao ước phải thi hành để được chúc phúc và được sống với Thiên Chúa là tình thương.

Tín hữu DoThái thuộc Đạo này, cho đến nay, vẫn chỉ tôn thờ một Thiên Chúa Yaweh độc nhất mà thôi (monotheism). Họ không có ý niệm gì về một Thiên Chúa Ba Ngôi (The Holy Trinity) vì họ không nhìn nhận – và cũng không biết- Chúa Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa, đã xuống thế làm Người để cứu chuộc nhân loại khỏi chết vì tội. Họ cũng không biết gì về Chúa Thánh Thần, mặc dù Kinh Thánh Cựu Ước có hé mở chút ánh sáng về Ba Ngôi Thiên Chúa qua trình thuật Ba người khách lạ đến thăm ông Abraham và được ông niềm nở đón tiếp dù không biết họ là ai. (Stk 18:1-15). Do Thái giáo không có cơ chế gọi là Giáo Hội (Church) như các Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống giáo. Họ chỉ tụ tập trong các Hội đường(Sinagogue) để đọc Kinh Thánh, giống như tín hữu Công Giáo đển nhà thờ để cầu nguyện và tham dự Thánh Lễ. Họ vẫn giữ nghiêm nhặt ngày Sabbat tức ngày Thứ Bảy trong tuần.

Cũng vì không nhìn nhận Chúa Cứu Thế Giêsu là Ngôi Hai Thiên Chúa và Tin Mừng cứu độ của Người, nên Kinh Thánh của Do Thái Giáo cho đến nay chỉ có phần Cựu Ước mà thôi.

2- Công Giáo La Mã (Roman Catholicism)

Chính là KitôGiáo, tức là Đạo Cứu Rỗi do Chúa Kitô khai sinh với việc Người xuống trần gian làm Con Người, đi rao giảng Tin Mừng, chữa lành mọi bệnh tật, trừ quỉ và cuối cùng chết trên thập giá để hoàn tất công cuộc cứu chuộc cho loài người khỏi chết vì tội.

Đạo Công Giáo tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi cùng một bản thể (substance) và uy quyền như nhau. Thiên Chúa của Đạo Công Giáo là Thiên Chúa của Chúa Kitô (Christian God) và cũng là Thiên Chúa của các Tổ Phụ Do Thái. Nhưng, Thiên Chúa của Đạo Công Giáo là Thiên Chúa của mầu nhiệm Ba Ngôi gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tuy là Ba ngôi vị riêng biệt, nhưng cùng một Thiên Chúa duy nhất đồng bản thể và uy quyền trong Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi (Holy Trinity), một mầu nhiệm mà anh em Do Thái giáo không biết và không tin.

Kinh Thánh của Giáo Hội Công Giáo gồm cả hai phần Cựu Ước (Old Testament) và Tân Ước (New Testament)với tổng cộng 73 Sách thánh mà Giáo Hội Công Giáo dạy tín hữu phải đọc để nuôi dưỡng đời sống đức tin nhờ nghe Lời Chúa để biết sống theo đường lối của Người.

Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận Đức Giáo Hoàng (Pope) là vị Đại diện (Vicar) duy nhất của Chúa Kito trên trần thế trong sứ mệnh cai quản Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ (Universal Church) với sự hiệp thông và vâng phục trọn vẹn của Giám mục đoàn (College of Bishops) tức những người kế vị các Thánh Tông Đồ trong sứ mệnh rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, dạy dỗ chân lý và chăm sóc đoàn chiên của Chúa Kitô trong các Giáo Hội Công Giáo địa phường (local churches=dioceses) hiệp nhất niềm tin và hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, dưới quyền coi sóc thiêng liêng của Đức Thánh Cha.

Sau hết, Hàng Giáo Phẩm (Hierachy) Công Giáo gồm Đức Thánh Cha tức Giám Mục Roma đứng đầu với sự cộng tác và vâng phục trọn vẹn của Giám mục Đoàn trong đó có Hồng Y Đoàn (College of Cảrdinals) là những người có chức năng tuyển chọn Giáo Hoàng mới cho Giáo Hội, khi đường kim Giáo Hoàng qua đời, hay đột nhiên từ chức (Đức Thánh Cha Be-nê-đicto XVI năm 2012). Cộng tác và vâng phục Giám mục Đoàn là Linh mục đoàn và các Phó tế vĩnh viễn.

3- Chính Thống Giáo

là Nhánh Kitô Gíáo Đông Phương (Eastern OrthodoxChurches) đã tách ra khỏi hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo La Mã từ năm 1054 vì một số bất đồng về tín lý, phụng vụ và quyền bính. Cho đến nay, nhánh này vẫn chưa hiệp nhất trọn vẹn được với Giáo Hội Công Giáo La Mã dù cả hai bên đã có nhiều thiện chí và cố gắng để xích lại gần nhau. Cụ thể là hai bên đã tha vạ tuyệt thông cho nhau sau cuộc gặp gỡ lich sử giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Thượng Phụ Chính Thống Anathagoras năm 1966.

Công Giáo và Chính Thống Giáo đều có chung nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession) nên có chung các bí tích hữu hiệu như nhau, mặc dù vẫn chưa thể hiệp nhất được vì một trở ngại duy nhất là vấn đề quyền bình của Đấng thay mặt Chúa Kitô để cai trị Giáo Hội. Đó là quyền bính của Đức Thánh Cha, cũng là Giám Mục Rôma, mà anh em Chính Thống chưa công nhận.

Vì Chính Thống Giáo có đủ các bí tích hữu hiệu, nên tín hữu Công Giáo được phép tham dự Thánh Lễ và lãnh các bí tích hòa giải và sức dầu nơi các linh mục Chính Thống, nếu không tìm được nhà thờ và linh mục Công Giáo nơi mình cư trú.

4- Tin Lành (Protestantism)

Là Nhánh KitôGíáo đã ly khai khỏi Công Giáo và Chính Thống Giáo sau những cuộc cải cách (reformations) tôn giáo do Martin Luther chủ xướng tại Đức năm 1517, lan qua Pháp với John Calvin, Thuy sĩ với Ulrich Zwingli .

Nhưng chính nội bộ nhánh này sau đó cũng đã phân chia thành hàng ngàn các nhánh nhỏ khác nhau có tên chung như Baptists, Methodists, Lutherans, Presbyterians, Episcopalians, Pentecostals, Quakers, Church of Christ v.v…Họ cũng tôn thờ một Thiên Chúa và tin Chúa Kitô là Cứu Chúa (Savior) cũng như lấy Kinh Thánh làm nền tảng cho niềm tin và sứ vụ giảng dạy. (Preaching ministry), nhưng khác biệt với Công Giáo và Chính Thống Giáo về nhiều điểm căn bản liên quan đến thần học, bí tích, phụng vụ, quyền bính và Kinh Thánh. (họ giải thích Kinh Thánh theo cách hiểu riêng của họ). Thêm vào đó, cũng như Chính Thống Giáo, các nhánh Tin lành đều không công nhận vai trò và quyền bính tối cao của Đức Giáo Hoàng La Mã.Một điểm quan trọng nữa cần nói thêm là các nhánh Tin lành này đều không có nguồn gốc Tông Đồ (Apostolic succession) nên họ không có các bí tích hiệu như Công Giáo Giáo và Chính Thống trừ phép rửa mà đa số họ có.Nhưng phép rữa của nhóm Bahai Hullah thì không được công nhận vì họ không rửa với nước và công thức Chúa Ba Ngôi. Vì thế, nếu tín hữu của nhóm này muốn gia nhập Công Giáo, thì phải được rửa tội lại.

Sau hết,, các nhánh Tín Lành cũng không có cơ chế riêng gọi là Giáo Hội với Hàng giáo Phẩm qui củ như Công Giáo và Chiasnh Thông Giáo. Họ đều độc lập với nhau, nghĩa là không có ai là người đứng đầu chung cai trị ho.

5- Anh Giáo (Anglicanism=Anglican Communion)

Đây là nhóm Kitôgiáo đã tách khỏi Công Giáo La Mã vì sự bất mãn liên quan đến vấn đề hôn nhân của Vua Henry VIII trong thế kỷ 16. Henry đã tuyên bố ly khai khỏi Công Giáo La Mã và tự phong làm thủ lãnh nhánh ly khai này. Nhóm này có tên chung là Anglican Communion, tức là Anh Giáo, nhưng hoàn toàn khác với Giáo Hội Anh Quốc (The Church of England) là Giáo Hội Công Giáo của nước Anh hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo La Mã (Rome)Người đứng đầu Anh Giáo là Vua hay Nữ Hoàng Anh hiện nay.

Nhưng cách nay bảy năm, một biến chuyển mới trong liên hệ giữa Anh Giáo và Giáo Hội Công Giáo là có một nhóm khá đông các tín hữu Anh giáo cũng với giáo sĩ của họ đã xin gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Để đón mừng và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm cựu Anh Giáo này sống và thực hành đức tin theo truyền thống văn hóa của họ, Đức Thánh Cha Bê-nê-đich-Tô16 ( đã về hưu năm 2012), ngày 9-11-2009 đã cho công bố Tông Thư “Anglicanorum coetibus”(Các tín hữu Anh Giáo) theo đó Tòa Thánh cho phép thiết lập các Giáo Hạt tòng nhân trong ranh giới của một số Giáo Phận Công Giáo ở Anh Quốc và xứ Wales để cho các cựu tín hữu Anh giáo được cử hành các nghi thức phụng vụ và bí tích theo nghi thức của truyền thống Anh Giáo đã được Tòa Thánh phê chuẩn.

Mới nhất, ngày15-1-2011, ba cựu giám mục Anh giáo đã được tấn phong linh mục Công Giáo tại Thánh Đường Westminster, Luân Đôn. Và một trong ba tân linh mục này, cha Keith Newton đã được cử làm Quản hạt tòng nhân Đức Mẹ Walsingham, một Quản hạt tòng nhân đầu tiên mới được thành lập ngày 15-1-2011 để đón nhận các cựu tín hữu Anh Giáo gia nhập Giáo Hội Công Giáo.

Sở dĩ có việc truyền chức cho các cựu giám mục Anh Giáo là vì Giáo Hội Công Giáo không công nhận Anh Giáo có bí tích Truyền Chức hữu hiệu, nên các cựu linh mục và giám mục Anh Giáo, nếu muốn, đều phải xin thụ phong linh mục Công Giáo trước và sau này có thể có linh mục được chọn làm giám mục Công Giáo.

Lại nữa, vì Anh Giáo cho các linh mục và giám mục của họ kết hôn, nên sau khi được thụ phong linh mục Công Giáo, họ vẫn được phép tiếp tục sống với vợ con.

Ngoài ra, còn phải kể thêm một tôn giáo lớn nữa cũng tôn thờ Thiên Chúa mà họ gọi là Đấng Allah. Đó là Đạo Hồi (Islam) do Muhammad sáng lập vào năm A.D 622. Từ ngữ Islam trong tiếng Ả Rập có nghĩa là “Tuân phục ý muốn của Thiên Chúa = (Submission to the will of God) nhưng Đạo này khác xa Đạo Do Thái, Công Giáo và các Nhánh KitôGíáo nói trên về nhiều mặt. Thí dụ họ chỉ coi Chúa Giêsu là một người thường, một tiên tri như Abraham, Moses, Noah v.v và kinh thánh của họ là kinh Koran.Lại nữa, họ không có liên hệ gì với các Giáo Hội Công Giáo, Chính Chính Thống Giáo và các Nhóm Tin Lành.

Như vậy, ngoài các Đạo nói trên, không có đạọ nào gọi là Đạo Thiên Chúa (Deism) đúng nghĩa với danh xưng này cả, vì trong thực tế thì tất cả các Nhánh hay Đạo mang các danh xưng riêng biệt trên đây đều tôn thờ Thiên Chúa (God) nhưng với nội dung thần học khác nhau, kể cả khác biệt về phương thức thể hiện sự tôn thờ đó (Liturgy). Nói khác đi, các Nhánh Kitô giáo và Do Thái giáo nói trên, tuy cùng tôn thờ Thiên Chúa, nhưng rất khác nhau về quan điểm thần học, bí tích, phụng vụ, mục vụ và nhất là quyền bình. Do đó, không thể gọi Đạo Công Giáo là Đạo Thiên Chúa cách chung được vì như vậy sẽ lẫn lộn với các đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng khác nhau về nhiều điểm như đã nói trên đây.
TẠI SAO PHẢI GỌI KITÔ GIÁO LA MÃ LÀ ĐẠO Công Giáo?

Để trả lới câu hỏi này, chúng ta cần nhớ lại từ đầu Thiên Chúa (God) chỉ tỏ mình ra cho dân Do Thái và chọn dân này làm dân riêng mà thôi:

“Vậy giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta.” (Xh 19:5)

Như thế, trước khi Chúa Giêsu xuống thế làm Con Người, chỉ có dân Do Thái được biết Thiên Chúa Yahweh là Cha các Tổ Phụ của họ, là Đấng đã giải phóng họ và ban cho họ Mười Điều Răn làm Giao ước (Covenant) mà thôi. Ngoài Dân Do Thái ra, các dân khác đều là dân ngoại (gentiles) vì không biết Thiên Chúa Yahweh của dân Do Thái.

Nhưng sau khi Chúa Giêsu giáng sinh ở Bethlehem, Chúa đã tỏ mình ra cho các dân ngoại qua ánh sao lạ ở Phương Đông, mời gọi ba đạo sĩ (hay còn gọi là ba Vua) dân ngoại đầu tiên đến thờ lạy Chúa.(x. Mt 2:1-12). Sự kiện này đã nói lên nét phổ quát (universality) của ơn cứu độ.Nghĩa là ơn này được dành cho hết mọi dân tộc, không chỉ riêng cho dân Do Thái.

Vì thế, trước khi về trời Chúa Giêsu đã truyền cho các Tông Đồ: “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” (Mt 28:19).

Đây là lý do vì sao Đạo của Chúa Kitô (Christianity) được gọi là Đạo Công Giáo vì mục đích phổ quát của ơn cứu độ mà Chúa đã mang đến cho nhân loại qua Hy Tế thập giá của Người. Vì thế từ ngữ “Công Giáo” ở đây có nghĩa là chung, là phổ quát (universal), dành cho hết moi người không phân biệt màu da, tiếng nói và văn hóa. Như vậy từ ngữ “Công Giáo” (catholicam = catholique = catholic…..) không hề có nghĩa là công cộng (public) như có người không hiểu biết gì nhưng đã có ác ý dịch ẩu Đạo Công Giáo sang tiếng Anh là Public Religion. Dịch như vậy thí cũng tương tư như người mới học tiếng Anh đã tự ý dịch nước đá (ice) là “water stone”! Cũng vậy, nếu biết tiếng Anh đủ và có đọc sách vở viết bằng Anh ngữ về các thuật ngữ (terms) của Kitô Giáo, thì tội tổ tông, người Anh Mỹ gọi là Original sin, người Pháp gọi là Péché originel, người Tây Ban Nha gọi là Pecado original’.. chứ không ở đâu có từ ngữ “father’s sin” để chỉ tội tổ tông cả. Dịch kiểu này thì người Anh Mỹ không thể nào hiểu đúng ý của người dịch được.

Tóm lại, danh xưng phải chính xác về các vần đề tôn giáo để tránh hiểu lầm hay xuyên tạc mục đích. Cụ thể, Đạo Công Gíao (Catholicism) là Đạo mà chính Chúa Giêsu đã khai sinh và thiết lâp để mang ơn cứu độ của Chúa đến cho mọi người thành tâm thiện chí muốn đón nhận để được cứu rỗi và sống đời đời với Chúa trên Nước Trời mai sau. Giáo Hội này ” tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo do Đấng kế vị Phêrô và các Giám mục hiệp thông với ngài điều khiển.”, như Đại Công Đồng Vaticanô II đã nhìn nhận. (x LG số 8)

Đây là Giáo Hội duy nhất mà Chúa Kitô đã thiết lập trên nền tảng các Tông Đồ để tiếp tục rao giảng và chuyển chở ơn cứu độ của Chúa đến với những ai muốn tiếp nhận để được cứu rỗi . Giáo Hội này được đặt dưới quyền lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng La Mã, là Người Đại Diện (Vicar) duy nhất của Chúa Kitô trên trần thế, với sứ mệnh chăn dắt đoàn chiên của Chúa trong sự hiệp thông và vâng phục trọn vẹn của các Giám mục trong toàn Giáo Hội.

Đó là những nét đại cương để phân biệt Đạo và Giáo Hội Công Giáo với các Đạo khác cùng tôn thờ Thiên Chúa nói chug nhưng đang hoạt động bên ngoài Giáo Hội Công Giáo.

Tuy họ chưa hiếp thông được với Công Giáo, là Giáo Hội thật mà Chúa Kitô đã thiết lập, nhưng Giáo Hội Công Giáo vẫn tha thiết tìm sự hợp nhất với các anh em cùng tin Chúa Kitô nhưng đang ở bên ngoài Giáo Hội Công Giáo.

Chúng ta cùng cầu xin cho sự hiệp thông (communion) và hiệp nhất (unity) này mau được thực hiên, vì chỉ có một Phép Rửa, Môt Đức Tin và một Tin Mừng.

Ước mong những giải thích trên đây thỏa mãn câu hỏi đặt ra và xin chân thành cám ơn quí đọc giả khắp nơi đọc bài này của tác giả.

Linh mục Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Tại sao Giáo Hội Công Giáo tôn kính Thánh Giá có hình Chúa Kitô (Crucifix) bị đóng đanh?

 

Trả lời : đây là câu hỏi rất quan trọng về  sự khác biết giữa Công Giáo và Tin Lành liên  quan đến cây thập giá của Chúa Kitô

Các Nhóm  Tin Lành, nói chung, đều  cho rằng Chúa Kitô  đã chết và đã sống lại rồi,  nên không cần thiết phải   tôn kinh thánh giá với thân thể  Chúa bị đóng đanh  nữa. Đó là lý do họ chỉ tôn kinh thập giá không có Chúa bị đóng đanh mà thôi.

 

Đây là niềm tin của anh  em Tin Lành, chúng ta không  muốn phê bình và tranh cãi gì với họ.

 

Về phần mình, sở dĩ Giáo Hội Công Giáo tôn kinh Thánh giá  với hình Chúa chịu đóng đanh  vì giáo lý sau đây của Thánh Phao lô Tông Đồ:
“ Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điềm thiêng dấu lạ còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi lại rao giảng một Đấng Kitô bị đóng đanh, một điều người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ.” ( 1 Cor 1: 22-23)

ở nơi khác,  Thánh Phaolô cũng viết:
“ Bởi thế tại vì lề luật mà tôi đã chết đối với lề luật để sống cho Thiên Chúa. Tôi  cùng chịu đóng đanh với Đức Kitô vào thập giá.” ( Gl 2: 19)

Hay rõ hơn nữa:
  Hồi còn ở giữa anh  em, tôi không  muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà  là  Đức Kitô bị đóng đanh vào thập giá, ( 1 Cor 2 : 2)

Như thế cho ta thấy rõ là Thánh Phaolô  đã đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Chúa Kitô bị đóng đanh vào thập giá để hiến mạng sống mình làm “ giá chuộc cho  muôn người.” ( Mt 20:28),

Dĩ nhiên Thánh Phaolô  cũng không coi nhẹ sự kiện Chúa đã sống lại, đã ra khỏi Mồ đá sau ba ngày được mai táng ở đây, như Thánh Kinh đã quả quyết, căn cứ vào ngôi mộ trống và lời chứng của Maria Mac-đa-lê- na, và hai phụ nữ khác , là những người  đầu tiên đã đến viếng Mộ Chúa sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần . Các bà đã không thấy xác Chúa và Mac-đa lêna  đã khóc vì tưởng ai đã lấy trộm xác Chúa. Cho nên , để an ủi và cho các bà niềm tin về việc Người  đã sống lại, Chúa Giêsu đã hiện ra với các bà và bảo họ về nói với các Tông Đồ là Chúa đã sống lại và sẽ gặp các ông ở Ga-li-lê , (Mt 28: 1-8;  Mc 16: 1-8; Lc 24: 1-7).

 

Thánh Phaolô cũng quả quyết như sau về sự Phục Sinh của Chúa Kitô:
“  Trước hết tôi truyền lại cho anh  em điều mà chính tôi đã lãnh nhận: đó là Đức Kitô  đã chết vì tội lỗi chúng ta,  đúng như lời Kinh Thánh; rồi Người đã được mai táng , và ngày thứ ba đã chỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh. ” ( 1 Cor 15: 3-4)

Đây là niêm tin của Giáo Hội và là điều Giáo Hội phải dạy cho con con mình  tin  từ xưa đến nay và còn mãi về sau cho đến ngày hết thời gian.

Nhưng sự  kiện Giáo Hội vẫn tôn kính Thánh giá với hình Chúa bị đóng đinh ( Crucifix) không có nghĩa  không chú trọng đến  việc Chúa đã sống lại như anh  em Tin Lành quan niệm; mà ngược lại, Giáo Hội muốn nhấn mạnh thêm về ý nghĩa Chúa đã chịu đóng đinh và chết trên thập giá để đền tội thay cho cả nhân loại đáng phải phạt vì tội.

Nghĩa là Giáo Hội muốn cho con cái khi nhìn thân hình Chúa bị treo trên Thánh giá, phải nhớ đến trước tiên điều Thánh Phaolô đã dạy là : “ Thiên Chúa đã lên án tội trong  thân xác Con mình” ( Rm 8: 3)

Lên án tội  trong thân xác Con mình , vì   con  người đã phạm tội trong thân xác  nên Thiên Chúa đã sai Con mình là Chúa Giê su Kitô đến trần gian mang thân xác giống thân xác tội lỗi của con người để đền tội thay cho tất cả nhân loại.

Như thế, nếu ai sống theo xác thịt, với những đòi hỏi bất chính, đối nghịch hoàn toàn với bản chất cực tốt cực lành của Thiên Chúa,   thì sẽ dẫn đưa đến sự chết đời đời.Ngược lại,  ai sống theo thần khí, tức sống theo ý muốn tốt lành  của Thiên Chúa được Chúa Thánh Linh soi dẫn,  thì sẽ được cứu độ để sống đời đời với Chúa trên Nước  Trời  mai sau.

 

Lại nữa, vì Chúa Kitô đã chịu mọi khốn khó trong thân xác mình  để đền tội thay cho con người,  nên Thánh giá vởi hình Chúa đầu đội mão gai, chân tay bị đanh đóng thâu qua  treo trên thập giá sẽ  nhắc nhở cho chúng ta về tội lỗi của mọi người chúng ta khiến Chúa phải bị đánh phạt cách nặng nề như vậy.

Do đó,để xứng đáng hưởng công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa, mọi người tín hữu chúng ta phải quyết tâm chừa bỏ tội lỗi để không đóng đanh Chúa thêm lần nào nữa trong tâm hồn mình. Phải xa tránh tội vì chỉ có tội mới làm ngăn cách chúng ta với Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành. Chỉ có tội mới đẩy chúng ta ra  khỏi tình yêu của Chúa để thuộc về ma quỷ là kẻ cầm đầu và gây ra mọi tội lỗi và sự dữ từ đầu cho đến bây giờ và còn mãi về  sau cho đến ngày hết thời gian.Cứ  nhìn vào thực trạng của thế giới hôm nay thì đủ biết tội lỗi ghê gớm thế nào, và vì sao Chúa Kitô còn phải chịu đóng đanh thêm nhiều lần nữa vì tội con người.

 

Đó là tội giết người, giết thai nhi để lấy các cơ phận của thai nhi đem bán như những món hàng thương mại để kiếm tiền như  bọn điều hành cơ quan Planned Parenthood  đã làm công khai và hợp pháp  từ bao lâu nay ở Mỹ. Đó là tội nhân danh tôn giáo để giết hại những ai không thuộc về phe của chúng,  như bọn quá khich Hồi giáo ( ISIS) đang làm ở Trung Đông. Lại nữa, đó là tội ác của bọn buôn người, buôn bán phụ nữ và bắt cóc trẻ gái để bán cho bọn ma cô tú bà hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn ở nhiều nơi trên thế giới tục hóa  này.

Sau  cùng, sự có mặt của các tội con người đã và đang phạm ở khắp nơi cũng  biện minh cho lý do có nơi gọi là hỏa ngục để cho những kẻ đang làm những sự dữ mà không biết sám hối từ bỏ thì sẽ tự dẫn thân đến nơi khốn nạn này để bị trừng phạt xứng đáng với tội họ đã làm khi còn sống trên trần gian này.

Thiên Chúa là Cha rất nhân từ, không muốn ai phải hư mất, vì Người “ muốn cho  mọi người được cứu độ và nhậm biết chân lý,” ( 1 Tm 2: 4). Nhưng chính con người lại muốn chọn bị hư mất, vì đã tự do chọn lựa cách sống nghich cùng Thiên Chúa mà không hề biết ăn năn sám hối để xin Người tha thứ .

Mặt khác, Thánh giá với hình Chúa bị đóng đanh cũng minh chứng hùng hồn điều Chúa Kitô đã nói với các Tông Đồ trước ngày Người bị bắt và bị treo trên thập giá. Chúa nói:
“ Không có tình thường nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng  vì bạn hữu của mình.
Anh  em là bạn hữu của Thầy”
( Ga 15: 13-14)

Chúa coi tất cả chúng ta là bạn hữu của Người, và Chúa đã thực sự hy sinh tính mạng của Người cho chúng ta khi giang tay chịu chết trên thập giá. Vì thế, mỗi lần ngắm hình Chúa bị đóng đanh trên thập giá là dịp cho ta nhớ đến tình thương lớn lao của Chúa dành cho mọi người chúng ta, để từ đó ta thêm quyết tâm yêu mến Chúa Kitô  và  bước đi theo Chúa là “ con Đường, là sự Thật và là sự Sống.”( Ga 14: 6).

Tóm lại, thập giá với thân hình Chúa chịu đóng đanh nhắc cho ta giá đắt Chúa Kitô đã trả cho chúng ta được cứu rỗi, đồng thời cũng nhắc cho ta tình thương vô biên của Thiên Chúa Cha, Đấng đã hy sinh Con mình cho chúng ta được cứu chuộc và có hy vọng được sống đời đời với Chúa trên Thiên Đàng mai sau.

Do đó, Giáo Hội dạy phải tôn kính thập giá với thân hình Chúa Kitô  bị treo trên đó cho những  ai nhìn lên để xin ơn cứu chuộc, giống như con rắn đồng mà ông Mô-sê đã treo trên cây cột trong sa mạc xưa để những ại bị rắn độc cắn   nhìn lên sẽ được cứu sống.(x. Ds 21: 6-9)

Ước mong giải đáp trên đây thỏa mãn câu hỏi đặt ra.

Lm P.X Ngô Tôn Huấn

Kinh Lạy Linh Hồn Đức Ki-tô

Lạy hồn Chúa Kitô, xin thánh hóa con.

Lạy xác thánh Chúa Kitô, xin cứu độ con.

Lạy Máu Thánh Chúa Kitô, xin làm cho con say mến.

Lạy nước bởi nương long Chúa Kitô, xin tẩy rửa con.

Lạy sự thương khó Chúa Kitô, xin thêm sức cho con.

Lạy Chúa Giêsu nhân ái, xin nhận lời con.

Xin giấu ẩn con trong các vết thương Chúa.

Xin cho con đừng bao giờ lìa xa Chúa.

Xin gìn giữ con khỏi kẻ thù tinh quái.

Đến giờ lâm tử, xin Chúa gọi con, và cho con đến cùng Chúa, để con được cùng các thánh ca tụng Chúa muôn đời. AMEN.

 

 

Anima Christi

Soul of Christ, sanctify me.

Body of Christ, save me.

Blood of Christ, inebriate me.

Water from the side of Christ, wash me.

Passion of Christ, strengthen me.

O Good Jesus, hear me.

Within your wounds hide me.

Permit me not to be separated from you.

From the wicked foe, defend me.

At the hour of my death, call me

and bid me come to you

That with your saints I may praise you

For ever and ever. Amen.

 

ANIMA Christi, sanctifica me.

Corpus Christi, salva me.

Sanguis Christi, inebria me.

Aqua lateris Christi, lava me.

Passio Christi, conforta me.

O bone Iesu, exaudi me.

Intra tua vulnera absconde me.

Ne permittas me separari a te.

Ab hoste maligno defende me.

In hora mortis meae voca me.

Et iube me venire ad te,

Ut cum Sanctis tuis laudem te

in saecula saeculorum.

Amen.

Nói chuyện Thiêng Liêng

Tác giả: German Arana, SJ
Tóm dịch: Eli Thành, SJ

Đối với I-nhã, hai người ‘nói chuyện với nhau’ khi quen biết và có thể tâm tình với nhau một cách dễ dàng. Như vậy, theo lời chỉ dẫn của ngài, các ứng sinh khi vào nhà tập, không chỉ chia sẻ một mái nhà, mà còn bắt đầu ‘nói chuyện’ và sống chung với các tu sĩ khác trong mái nhà đó; tức là tiếp xúc với họ một cách thân mật như anh em.

Theo vết chân Đức Giê-su phục sinh, Đấng đã từng hiện ra với các môn đệ và ‘nói chuyện’ với họ, I-nhã có một cách rất đặc biệt khi nói chuyện với người tha nhân, và ngài mong rằng các Giê-su hữu học được nghệ thuật ‘nói chuyện thiêng liêng’ nầy.

‘Nói chuyện thiêng liêng’ không có nghĩa là nói chuyện về những gì thuộc về tinh thần và đức tin mà thôi. Đức Giê-su giúp người ta về mọi phương diện, tinh thần lẫn thể xác, mang Tin Mừng Nước Trời cũng như chữa bệnh hay cho họ ăn. Khi gặp bất cứ người nào, I-nhã cũng mong muốn giúp người đó tùy nhu cầu và ơn gọi của họ. Những người chúng ta gặp khi tiếp chuyện cũng có nhu cầu và ước muốn khác nhau: người này có thể cần tìm ý nghĩa cho cuộc sống, người khác cần có nghị lực để chịu đựng một nghịch cảnh hay cần được xoa dịu một vết thương lòng, người kia cần niềm hy vọng trong cơn bệnh hay lúc thất nghiệp. Vì lý do đó chúng ta nên chú trọng đặc biệt đến những anh em đang gặp khó khăn.

I-nhã không bao giờ quên tầm quan trọng của việc giáo dục và truyền bá Tin Mừng, tuy nhiên I-nhã chú ý đến vị trí đặc biệt của việc ‘nói chuyện với tha nhân’ trong các sinh hoạt tông đồ Dòng Tên, tức là khi trực tiếp gặp gỡ người ta. Ngài làm như vậy vì hai lý do: a) chỉ lúc đó chúng ta mới có thể áp dụng Tin Mừng cho mỗi người, cho mỗi hoàn cảnh và b) tính cách linh động, uyển chuyển của lời nói. Thật vậy, giúp đỡ người ta bằng cách ‘nói chuyện’ rất hữu hiệu, và có thể xảy ra bất cứ lúc nào, một cách bất ngờ. Hơn nữa, khi tiếp chuyện riêng với một người, chúng ta có thể thực sự hòa hợp với khả năng, tâm tình và nhu cầu của người đó. Nếu mình biết thích nghi một cách linh động, đây là một cách làm việc tông đồ rất phong phú và uyển chuyển.

Ảnh hưởng sâu xa khi nói chuyện thiêng liêng với người ta. Theo I-nhã, nói chuyện với người ta là ‘cửa vào’ có tính cách ‘mở đường’ và cũng là ‘đỉnh điểm’, là cơ hội ‘đi sâu’ vào tâm tình của một người. Tùy từng trường hợp.

Khi gặp một người lần đầu tiên, cuộc nói chuyện là ‘cửa vào’, là lối duy nhất dẫn đến thế giới của người đó, giúp chúng ta hiểu biết và đồng cảm với người đó. Những cuộc gặp gỡ đầu tiên này cũng có mục đích khuyên bảo: tức là nói một lời thích hợp để giúp người ta vượt qua một thành kiến, tạo ra thiện chí, hay dọn đường cho một sinh hoạt hay bước đi rất hữu ích: đề nghị họ tham gia vào một khóa Linh thao, ghi tên vào lớp dự bị hôn nhân, vào một nhóm phục vụ hay chia sẻ Lời Chúa.

Trong kinh nghiệm của I-nhã, trước khi Phê-rô Favre và Phanxicô Xavier làm tháng Linh Thao và nhờ ơn Chúa được biến đổi tận gốc, I-nhã đã chuẩn bị cho các ngài suốt nhiều tháng trời bằng cách nói chuyện riêng với họ. Mãi đến hôm nay, bước đầu của nhiều sinh hoạt giúp biến đổi sâu xa như tháng Linh Thao, thời gian làm ứng sinh, tìm hiểu đời tu hay lãnh nhận các bí tích, vẫn là những cuộc nói chuyện thiêng liêng. Khi nói chuyện riêng, người đó mới nhận thấy rằng đây là sinh hoạt thích hợp với ước muốn sâu xa của mình.

Nói chuyện là ‘đỉnh điểm’. Khi một người đã tiến xa trong tình thân mật với Thiên Chúa và sẵn sàng định hướng lại cuộc sống, một cuộc gặp gỡ riêng có thể giúp họ nhận định lời mời gọi của Chúa. Cuộc nói chuyện sẽ biến thành một cuộc ‘đồng hành thiêng liêng’.

Đây là hai khía cạnh chính của những cuộc nói chuyện với tha nhân theo I-nhã: là bước đầu tiên để mang Tin Mừng cho người mình đang nói chuyện với họ. Nói chuyện là một cử chỉ tế nhị và yêu mến để hai người đồng cảm với nhau; đây là điều kiện cần thiết để người đó nhận ra một Tin Mừng thích hợp với mình, bởi vì trong cuộc gặp gỡ này chẳng có mục đích nào khác ngoài ích lợi của họ.

Nếu họ còn tiếp tục gặp nhau, một cách thường xuyên, thì những cuộc nói chuyện sẽ nhằm một mục đích sâu xa hơn; đó là tìm hiểu lời mời gọi của Chúa, và từ từ có thể giúp họ định hướng cuộc sống theo ơn gọi riêng. Trong những cuộc trò chuyện đó, chúng ta là người trung gian giữa Thiên Chúa và người mà ta đang nói chuyện, trong một giai đoạn quan trọng. Khi tiếp thu lời mời gọi đó một cách chân thành và xác tín thì nó biến thành một lập trường mà người đó tự do lựa chọn. Vai trò làm trung gian giữa Thiên Chúa và người mà ta đang nói chuyện rất cần thiết lúc khởi đầu của cuộc trò chuyện, nhưng từ từ có lẽ sẽ không còn cần thiết nữa. Những cuộc nói chuyện đã giúp họ nhận ra ước muốn sâu xa và định hướng cuộc sống theo ước muốn đó. Mối tương quan với Đức Ki-tô đã biến thành một mối tình và là tâm điểm cuộc đời của người đó; đây là một mối tình quý hơn tất cả các mối tình khác trên mặt đất nầy.

Những cuộc gặp gỡ riêng này có một giá trị đặc biệt đối với con người ngày nay. Họ là những người được lớn lên từ các gia đình và bầu khí xã hội thiếu các giá trị nền tảng và sự chăm sóc đầy đủ về tình cảm nên sẽ có một nội tâm trống rỗng và điều này sẽ làm cho họ rất dễ bị tổn thương. Các sinh hoạt nhóm, đoàn thể có thể giúp khỏa lấp phần nào nỗi trống vắng nội tâm đó nhưng không đủ. Những cuộc gặp gỡ cá nhân, riêng tư, chỉ vì lợi ích của họ như I-nhã trình bày, mới mong lấp đầy được nội tâm trống rỗng đó.

Có một điều đáng chú ý là những cuộc nói chuyện thiêng liêng như vậy thật quý báu nhưng lại rất hiếm có. Trong bao nhiêu cuộc gặp gỡ hàng ngày, thử hỏi có mấy cuộc trao đổi sâu xa, có Thiên Chúa hiện diện. Tại sao? Thật khó mà xác định rõ tại sao. Nhưng có lẽ một trong những lý do là vì những giới hạn nơi những người chúng ta gặp, hay là vì những người chúng ta gặp chưa sẵn sàng chia sẻ sâu xa.

Ước chi trong bất cứ cuộc gặp gỡ nào, dù thường xuyên và hằng ngày cũng như nhất thời và tình cờ, chúng ta luôn biết nhìn mọi người như những tác phẩm quý báu của Thiên Chúa. Có lẽ họ đang cần nơi chúng ta một chút thông cảm, một tấm lòng biết nghe, một lời an ủi hay khuyến khích. Ước chi khi gặp người ta trong bệnh viện hay ngồi cạnh bên trên xe đò, khi gặp một người ăn xin nào đó hay một vị bề trên, một người bạn thân, một người học trò hay là một giáo sư, khi gặp một người giáo dân hay tu sĩ, chúng ta đều biết gặp gỡ và nói chuyện với họ một cách ngay thẳng, thành thật, với lòng tôn trọng và quý mến.

 

Những hướng dẫn nói chuyện theo I-nhã

Tìm ích lợi của anh em. Đây là một mục đích tối hậu. Tức là I-nhã chỉ mong muốn giúp người ta lớn lên, trưởng thành và tự lập. Các lời chỉ dẫn và quy tắc nói chuyện không bao giờ có tính cách ‘ma giáo’, ‘lèo lái’, ‘lấy lòng để lợi dụng’. Ngược lại, I-nhã mong muốn rằng mỗi cuộc nói chuyện mang ích lợi thiêng liêng cho người ta, và chúng ta là dụng cụ trong bàn tay Chúa để Thần Khí hiện diện trong mỗi cuộc gặp gỡ. Chắc chắn chúng ta cần Thần Khí hiện diện và hoạt động bởi vì mỗi người là một mầu nhiệm mà chúng ta quý mến và phó thác cho Thiên Chúa. Rút cuộc, chỉ có Thiên Chúa mới cứu độ và ban sự sống cho chúng ta.

Muốn cuộc nói chuyện với người ta mang ích lợi cho họ, chúng ta cần khả năng nghe và khả năng nói. Để được như thế, chúng ta cần học hỏi và được rèn luyện. Đây không phải là một cuộc nói chuyện tự phát, theo cảm hứng và tài hoạt bát. Muốn có sức khỏe dồi dào hơn thì chúng ta sẽ tập thể thao, chấp nhận được huấn luyện và sẵn sàng chịu khó. Ai muốn học được nghệ thuật nói chuyện cũng cần học hỏi và thực tập theomột kỷ luật và phương pháp nhất định. Thế nhưng, đây không phải là một kỷ luật gò bó, nặng nhọc, có tính cách áp đặt. Ngược lại, chúng ta được rèn luyện để biết nghe và nói một cách thoải mái và tự nhiên.

Biết làm chủ chính mình là kết quả của một tâm hồn tự do, chỉ mong ích lợi của người ta; một tâm hồn ‘bình tâm’ vì mình không nhằm mục đích nào khác ngoài ích lợi người ta. Tức là, mình không bị ràng buộc bởi bất cứ thành kiến hay sở thích riêng; không tùy thuộc vào ý tưởng và suy luận riêng thường mình hay nhắc đi nhắc lại. Ai nói dài dòng,nhắc hoài những suy tư riêng, theo I-nhã, là không biết nói chuyện với người ta, không giúp người khác qua các cuộc nói chuyện, mà chỉ luẩn quẩn trong thế giới riêng mình mãi. Kẻ nói chuyện dài dòng nhiều khi đề cao cái ‘tôi’, vun trồng những sở thích riêng, bênh vực lập trường của mình và lệ thuộc cảm xúc cũng như ý tưởng của riêng mình.

Được huấn luyện về nói chuyện nghĩa là chúng ta cần phải trải qua một cuộc hoán cải tâm lý và tinh thần để đồng cảm được với người khác. Những ai học được thế nào là từ bỏ chính mình thì họ sẽ có được một mức độ tự do mới. Tức là, họ không còn quan tâm đến chính mình và chỉ xử dụng kiến thức và kinh nghiệm bản thân để giúp đỡ người khác. Đương nhiên, biết nghe và nói như vậy không làm suy yếu đi những lập trường và cảm tính riêng đến độ có thể phản bội căn tính và lời cam kết của mình. Ai biết nghe và nói chuyện như vậy sẽ xử dụng kho tàng nội tâm của mình để mưu ích lợi cho tha nhân theo ơn gọi và kế hoạch Thiên Chúa dành cho họ. Làm như vậy chúng ta hoàn toàn hướng về người khác và sẵn sàng xử dụng kho tàng trí tuệ và tình cảm của mình để giúp đỡ họ. Đây cũng là hoa quả của ơn gọi chúng ta, đó là mến yêu và phục vụ, là sống để người khác được thêm sức sống, không tự hào vì tài năng và thành công riêng. Biết nghe và nói chuyện như vậy, chúng ta không lệ thuộc, cũng chẳng phí nghị lực và lời nói để kể lể và đề cao ‘kỳ công’ của cái ‘tôi’.

Nếu nhờ tác động của Chúa tôi đã được thực sự giải thoát ra khỏi cái ‘tôi’ của mình, thì ân huệ đó sẽ được biểu lộ ra trong khả năng quên mình, đồng cảm và liên đới với người khác, là những người chúng ta tôn trọng và mến yêu trong Đức Ki-tô là nguồn sống của chúng ta và của họ. Nói nôm na, tình yêu đích thực được biểu lộ ra trong các mối tương quan và qua cách nói chuyện với tha nhân. Cuộc nói chuyện sẽ mang ích lợi cho người ta đang nói chuyện khi chúng ta lu mờ đi và chỉ mong muốn người kia lớn lên. Từ bỏ cái ‘tôi’, hơn là chịu đựng những vất vả khi làm việc tông đồ, mới là việc hãm mình đích thực của các Giê-su hữu. Những Giê-su hữu biết hãm mình, khi tiếp xức với người ta một cách tình cờ hoặc theo những cuộc hẹn lâu dài, trong mọi trường hợp, sẽ luôn luôn chỉ tìm kiếm những gì thích hợp với ích lợi lâu dài của người họ đang giúp.

Nên nói chuyện như thế nào?Trong những lời chỉ dẵn căn bản của I-nhã, các lời căn dặn thực tế và mới lạ nhất có liên quan với sự đồng cảm. Ngày nay các nhà tâm lý đề cao thái độ đồng cảm như nền tảng của các mối tương thân tương ái giữa người với người. Vậy mà, hơn bốn trăm năm trước, I-nhã đã chỉ cho chúng ta một cách đơn sơ và sáng suốt đường dẫn vào trái tim của người đối diện.

Đây không phải là hoa trái của một lý thuyết được ứng dụng với ít nhiều sự khéo léo, mà là kết quả kinh nghiệm bản thân của ngài, là một người xuất sắc khi nói chuyện với người ta. Chúng ta có thể nói rằng trong những lời hướng dẫn này I-nhã đang mô tả cách ngài nói chuyện với người ta. Đây không phải là những phương cách khéo léo để quyến rũ và thuyết phục đầu óc và trái tim của họ. Cũng không phải là cách thức nhường nhịn trước mặt người ta để tránh mọi xung đột hay thách đố hoặc lối chấm dứt một cách nhanh chóng những cuộc gặp gỡ nặng nhọc khó chịu.

Yêu mến những ai mình đang gặp. Tình yêu luôn luôn ‘cứu độ’ người ta. Qua mối liên hệ tình yêu, tức là lòng mong muốn ích lợi của họ, chúng ta mới có thể truyền sang họ những ý tưởng và cảm xúc giúp họ trưởng thành. Đối với I-nhã đây là điều kiện tâm lý đầu tiên để nói chuyện thiêng liêng có kết quả. Trước khi mở ra thế giới nội tâm cho người khác, ai ai cũng muốn cảm nhận rằng người đối diện rất quan tâm đến mình. Tôi sẽ trao đổi về thế giới nội tâm nếu tôi tin tưởng người đang nghe mình. Ngưỡng cửa dẫn đến sự cảm thông sâu xa là một linh cảm về người đang lắng nghe và nhìn tôi như một mầu nhiệm bén rễ sâu vào kế hoạch và lời mời gọi Thiên Chúa dành cho mỗi người.

Nói ít, hài lòng lắng nghe hồi lâu. Tôi cần biết nghe, biết chú ý thì mới cảm nhận và hiểu biết được những ý tưởng, cảm tình và ước muốn của người đang nói. Theo I-nhã, đây là nguyên tắc vàng khi nói chuyện. Biết lắng nghe với lòng quý mên, cảm thông và kiên trì là điều kiện cần thiết để hiểu biết và giúp đỡ người ta. Làm như vậy, tôi sẽ nhận thấy mình có nên phát biểu một lời đáp lại hay nên tiếp tục giữ im lặng. Trong các cuộc trao đổi có lúc tôi im lặng, lúc khác tôi nói một lời, nhưng luôn luôn chỉ mong muốn ích lợi của người đó. ‘Nghe hồi lâu và hài lòng’. Không phải là ‘chịu khó nghe’ người đang nói dài dòng, cũng không phải là chiến thuật của kẻ bán hàng trong siêu thị làm bộ vui vẻ đón tiếp người ta, hoặc của luật sư trong tòa án vừa im lặng vừa suy nghĩ cách đáp trả và cãi lại bên kia, hoặc của kẻ kiên nhẫn nghe vì người ta đã trả một số tiền lớn để thuê người ấy nghe trong một khoảng thời gian nào đó như nơi các phòng tư vấn tâm lý. ‘Hài lòng nghe’, tức là nghe và lấy làm thích thú; nghe một cách tận tâm, cách nhưng không, không tính toán thời gian; càng nghe càng chú ý, càng mến thương; lắng nghe hết lòng để mở đường hy vọng cho họ; lắng nghe, tức là chú trọng đến những tâm tình sâu xa có thể nẩy nở trong tận đáy lòng của mỗi người, nơi Thiên Chúa ban cho chúng ta thêm sức sống, tình yêu và tự do.

Nói chuyện và nhận định. Đối với I-nhã, trong các khóa Linh Thao chúng ta nhận định các tác động của Chúa như thế nào, thì khi nói chuyện cũng nên làm như vậy. Ngài nhắc lại hai nguyên tắc:

a) Phương pháp tổng quát khi nói chuyện với người ta là “đi vào theo ý của họ, nhưng đi ra theo ý của ta”, như thánh Phao-lô nói: “Tôi đã trở nên yếu với những người yếu, để chinh phục những người yếu. Tôi đã trở nên tất cả cho mọi người, để bằng mọi cách cứu được một số người” (1 Cor 9,22). Mục đích này rất rõ: đồng cảm để xiết chặt thêm mối liên hệ và giúp đỡ họ theo Phúc Âm. Đây không phải là một kiểu đồng cảm theo ước muốn eo hẹp của chính người đó, mà để mưu ích lợi lâu dài theo ý Thiên Chúa. Theo ích lợi lâu dài họ có thể cần điều chỉnh lại các tình cảm, lối suy nghĩ và kế hoạch sống.

Nhưng sự biến đổi này sẽ không xảy ra nếu họ không tin rằng: ‘làm như vậy sẽ mang ích lợi lâu dài cho họ’, và ngay từ ban đầu họ không cảm thấy được quý mến và thông cảm. Phải chăng đường lối sư phạm này được áp dụng trong phạm vi tâm lý cũng là cách Ngôi Lời nhập thể dùng để cứu chuộc chúng ta? “Nihil salvus nisi asumptus” có nghĩa là “không có gì được cứu chuộc bao lâu không được chấp thuận”.

Mặt khác, đây không phải là một cách lèo lái người ta để lợi dụng họ theo ích lợi và mục đích của mình. Một sự ‘lèo lái’ lệch lạc đã từng xảy ra ngay trong các mối tương quan tông đồ. I-nhã chỉ mong muốn giúp họ nhận định thánh ý Chúa mà thôi. Thánh ý Chúa và ơn gọi Người dành cho họ sẽ hiện ra qua ý muốn sâu xa và tự do của họ.

b)Tâm hồn được an ủi hay sầu khổ thiêng liêng. Khi áp dụng các quy tắc phân biệt thần loại cho các cuộc nói chuyện, chúng ta chú ý đến ‘bầu khí’ an ủi hay sầu khổ. Khi họ đang có tâm trạng sầu khổ, theo I-nhã chúng ta nên dùng nhiều tâm tình tế nhị, gần gũi, vui tươi, tận tâm và khuyến khích. Lúc họ đang được an ủi, chúng ta có thể đối xử với họ một cách ngắn gọn và tóm tắt hơn. Một điều đáng chú ý là: để làm được như vậy chúng ta cần phải trải qua những biến đổi sâu xa về tình cảm của chính mình. Đây là một trái tim vô vị lợi và quảng đại, biết nghe và đón tiếp mọi người với những tâm tình thích hợp nhất với từng người, chứ không theo sở thích và xu hướng tự nhiên của chính mình. Khi đồng cảm với kẻ đang sầu khổ, tức là khi họ chẳng rung động với mầu nhiệm Thiên Chúa, chúng ta cảm thương và cố găng truyền đến họ một niềm tin. Bởi vì tình trạng thiếu đức tin này là cơ hội thuận tiện để họ được thanh tẩy và trưởng thành trong mối tương quan với Thiên Chúa hằng sống. Chúng ta đồng hành với họ với một tâm hồn tràn đầy niềm hy vọng, chứ không bị lôi cuốn bởi các tâm tình khô khăn, nguội lạnh của họ.

Còn khi nói chuyện với người đang được an ủi thiêng liêng, nghĩa là những người đang hưởng những tác động của Thần Khí dẫn họ đến tình yêu Chúa và đời sống theo Phúc Âm, thì chúng ta chỉ cần có những đóng góp ngắn gọn và tóm tắt mà thôi. Một đóng góp dồi dào và hăng hái của mình lúc nầy có thể làm cho họ chia trí, sao lãng đối với nguồn suối diệu kỳ của niềm an ủi và là cùng đích của họ: Thiên Chúa.

Những quy tắc về thái độ ‘ngắn gọn’ thuộc về “bí quyết” nói chuyện của I-nhã, khác hẳn với hình ảnh của một I-nhã quyến rũ và độc tài! Theo cha Goncalves da Camara kể, I-nhã nói chuyện một cách nhẹ nhàng và ngắn gọn. Ngài không chịu được những người cứ nằng nặc khẳng định ý kiến của mình một cách độc đoán về mọi chuyện trên trời, dưới đất, hiện tại và tương lai. Thật đáng lấy làm lạ, I-nhã thường không đùa giỡn hay chơi chữ, thế mà khi nhắc đến những người như vậy ngài đã gọi họ là “các lò nghị quyết” (decretistas). Những ai cứ lớn tiếng khẳng định rằng phát biểu của mình là đáp án duy nhất về điều nầy hay điều nọ, ngài gọi họ là ‘lò nghị quyết’ và luôn tìm cách giúp họ sửa sai. Theo ngài những ai ‘quyết đoán’ như vậy là quá tự tin, tự phụ. Những lời khẳng định độc đoán đó chẳng giúp gì ai, bởi vì, hoăc thính giả chấp nhận những lời ấy mà chẳng suy xét gì, hay thính giả sẽ tranh luận về nó, khi đó các quyết đoán ấy chỉ làm cớ cho người ta cãi nhau mà thôi.

Cách nói chuyện “ngắn gọn” của I-nhã bắt nguồn từ hai lý do: 1) Nói dài dòng không hữu hiệu. Lập trường và những gì chúng ta tin tưởng chắc chắn soi sáng chúng ta trên đường đời. Những tín điều và nguyên tắc sống đó bắt nguồn từ những kinh nghiệm sống và lựa chọn tự do của mỗi người. Muốn giúp người ta có lập trường phong phú hơn, chúng ta chỉ có thể gợi ý những gì họ có thể hấp thụ, và những lẽ sống tựa vào các kinh nghiệm của họ.

2) Lý do thứ hai có liên hệ với cách con người hiểu biết và với quan niệm về bộ giáo lý công giáo. Trong giáo lý chỉ có một số ít tín điều then chốt. Mặt khác, khi một người độc đoán xác định một tín điều, thường gây nên thắc mắc dễ đưa đến những vụ cãi nhau mất thì giờ và lạc đề. Nói chuyện với người ta theo I-nhã, kể cả những cuộc nói chuyện thường ngày, hai bên trao đổi ý kiến và tâm tình dựa vào những căn bản đơn sơ và vững chắc. Tức là nhằm mục đích giúp người ta chú ý đến những gì thật căn bản. Lý luận một cách tỉ mỉ về những chi tiết phụ, làm mất thì giờ và phí sức vô ích bởi vì thay vì minh chứng và mở rộng thêm sự thật, những ý tưởng đó chỉ củng cố cái ‘tôi’ của chúng ta.

Tuy nhiên, người nói chuyện theo I-nhã không thiếu lập trường, không bay lượn theo bất cứ lý thuyết nào đó, nhưng bước theo Đức Ki-tô và bén rễ sâu trong truyền thống của Giáo Hội, trong những tín điều căn bản của Hội Thánh. Chính vì lý do đó, khi cần trình bày lập trường giáo lý của mình, người đó nói đúng lúc đúng cách, luôn luôn khiêm nhường, như kẻ đang biểu lộ những gì chính mình đã được ban tặng, những gì không thuộc về mình mà là do Đức Ki-tô mặc khải về Thiên Chúa, là gia tài của mọi người mà Giáo Hội phải bảo vệ.

Cuối cùng, trong một tài liệu ngài viết sau nầy, thánh I-nhã nhấn mạnh đến sự khôn ngoan, cẩn thận và giới hạn nên có khi nói chuyện với một sốngười,trong những nơi và lúc thuận tiện. Dù cách nói khá cổ xưa, nhưng chúng ta không thể loại bỏ những lời hướng dẫn này. Nhiều vị tông đồ tốt đã đánh mất mọi sự vì cách tương quan và lối trò chuyện bất cẩncủa họ. Các Giê-su hữu sẵn sàng tiếp xúc với bất cứ người nào và là khí cụ của Thiên Chúa đến với mọi người: với người trẻ hay là giáo sư, với chuyên viên hay là công nhân, với phụ nữ quý phái hay bình dân. Vì vậy họ cần thái độ cẩn thận và khôn ngoan, nhất là khi họ sẵn sàng bàn luận về bất cứ đề tài nào. Ngoài ra, họ cần khôn ngoan và cẩn thận vì họ là tu sĩ, nghĩa là luôn luôn cần làm gương cho mọi người.

Vì là tu sĩ, họ sẽ tránh dành nhiều thì giờ cho những mối tương quan mà họ thích thú, có thể làm cho họ quên rằng mình đang đi tìm ích lợi cho người họ gặp gỡ mà thôi. Cũng vì lý do làm gương, tu sĩ nên tránh gây cớ để người khác hiểu lầm dù trong cuộc trò chuyện chẳng ai trong hai bên có ý xấu. Một gương xấu, dù chỉ là vì một hiểu lầm thôi, làm mất uy tín mà các tu sĩ cần để thực thi sứ mệnh Thiên Chúa giao phó.

Kết luận: Hoán cải để nói chuyện

Trong tiếng Tây Ban Nha, ‘nói chuyện’ và ‘hoán cải’ có cùng một gốc , (‘conversar’,‘convertir’). Thực sự, theo ý nghĩa sâu xa của ‘nói chuyện’, khi tiếp xúc thân mật với ai và đi vào mầu nhiệm của họ, chúng ta sẽ được biến đổi không nhiều thì ít. Tức là, chúng ta ra khỏi thế giới riêng của mình, vượt qua những rào cản, những cơ chế phòng thủ, chỉ mong mình có thể phục vụ họ với khí cụ nhẹ nhàng, gần gũi và thông thường nhất: là ‘lời nói’.

Muốn biết nói chuyện, chúng ta cần từ bỏ chính mình một cách sâu xa và liên tục. Đối với các Giê-su hữu ‘nói chuyện thiêng liêng’ thuộc về căn tính của mình, vì lý do đó chúng ta cần thường xuyên canh tân, luôn luôn tìm ích lợi của những người mà chúng ta gặp hằng ngày. Trong những mối tương quan gần gũi nhất, chúng ta biểu lộ ra con người thật và lòng bác ái của mình. Người tông đồ không phải để phục vụ những con người trừu tượng và vô danh. Người tông đồ biến thành người thân cận của những người anh em mình đang gặp và quan tâm đến đời sống của họ, mong có dịp gửi đến họ một lời xây dựng.

Ước chi các quy tắc của thánh I-nhã soi sáng những cuộc gặp gỡ tình cờ, những cuộc nói chuyện đã hẹn trước, và cảnhững lúc chúng ta xuất hiện trước đám đông, để mỗi khán giả có thể nhận ra trong lời nói của chúng ta một chút ánh sáng và niềm hy vọng cho lònghọ.

Đây là bản dịch tự do và ngắn gọn của Eli Thành, theo bản văn: “La conversacion espiritual en el carisma Ignaciano” del P.German Arana sj, Revista de Espiritualidad Ignaciana, XXXVI,1, 2005. Num. 108. Roma.

Theo linhthao.net

Ngừa thai và Hôn nhân

Một hành động giao hợp sinh lí có ý tránh thai (a contraceptive act of sexual intercourse) có thỏa những yêu cầu của hôn nhân hoàn hợp (consummation) hay không?

Những đòi hỏi của Giáo Luật cho Hôn nhân hoàn hợp

Sau đây là một vấn đề về đạo đức sinh học mà một độc giả của Zenit đã nêu lên và được các thành viên của Viện nghiên cứu về Văn hóa Sự Sống (Culture of Life Foundation) trả lời. Giải đáp sau đây chỉ là một ý kiến thần học để giải thích cho khoản Giáo luật 1061. Bài dịch được đăng tải không nhằm mục đích trước tiên để tạo nên bàn tròn thảo luận về một vấn đề chuyên môn cho bằng là vì thấy toát lên một tư tưởng nhân học thích đáng và hữu ích trong quan niệm hôn nhân kitô giáo. Tuy nhiên, còn nhiều điểm cần được đào sâu hơn, và bàn thảo với những ý kiến dị biệt khác nữa.

WASHINGTON, D.C., 28/07/2010
Câu hỏi: Một hành động giao hợp sinh lí có ý tránh thai (a contraceptive act of sexual intercourse) có thỏa những yêu cầu của hôn nhân hoàn hợp (consummation) hay không? (Độc giả SG. A. – Cape Town, South Africa).

E. Christian Brugger trả lời như sau:

Trả lời: Cả Giáo Luật và giáo huấn luân lí của Giáo hội Công Giáo không đưa ra câu trả lời chính thức cho vấn đề này. Do đó, những ai quan tâm đến vấn đề và muốn tìm câu trả lời cho lương tâm nên tham khảo những luận cứ liên quan từ cả hai phía của vấn đề và rút ra kết luận xem ra đối với họ là đúng đắn nhất dưới ánh sáng của những chân lí đức tin rộng lớn hơn. Suy tư của các nhà thần học công giáo về vấn đề này rất là hữu ích. Thế nhưng, những người Công giáo không nên “tin” những gì các nhà thần học này nói xét như là những chân lí mạc khải của Thiên Chúa hay như là giáo huấn dứt khoát của Giáo hội Công giáo. Họ cũng không nên xem các ý kiến của các nhà thần học với cùng thái độ như khi họ “phải kính cẩn tuân phục bằng ý chí và lí trí” Giáo huấn Công giáo thuộc Huấn Quyền chưa tuyên bố dứt khoát (x. Cđ. Vatican II, Lumen gentium, số 25). Đúng hơn, họ nên xem xét những gì các nhà thần học nói và tự phán định cho mình những ý kiến ấy là có đúng đắn hay không. Những gì tôi nói sau đây là lập luận riêng của tôi về vấn đề hành vi giao hợp sinh lí có ý tránh thai có hoàn hợp (consummates) cuộc hôn nhân hay không (nghĩa là, nó có phù hợp hay không để tạo nên một sự hiệp thông thiết yếu để cả hai người nên một xương một thịt hầu có được một cuộc hôn nhân bất khả phân li). Tôi khởi đi từ việc giải thích bản tính của một con người (nhân vị) vừa xác thể vừa tinh thần (spiritual-bodily nature) làm cơ sở như thế nào cho Giáo huấn của Hội thánh Công giáo về bản chất của hôn nhân.

Con người là một hữu thể thống nhất của xác và hồn. Là hữu thể tinh thần, nhưng con người không chỉ là hữu thể tinh thần sử dụng một thân xác, giống như một thuyền trưởng lái con tàu của mình. Con người còn là hữu thể thân xác, nhưng không chỉ là thân xác thiếu chiều kích phi-vật-thể (như những người theo thuyết duy vật tin tưởng). Con người được gọi cách chính xác là những “linh hồn nhập thể”. Quan hệ hôn nhân là diễn tả duy nhất của sự hợp nhất hồn-xác này.

Một số tương quan, chẳng hạn như quan hệ giữa hai người là bạn, được thiết lập trên cơ sở chiều kích tinh thần này mà thôi. Nói thế tôi không có ý muốn nói tình bạn không hề được diễn tả qua thân xác. Dĩ nhiên là có, nó giống như mọi sự gì thuộc nhân tính. Nhưng tình bạn hiện hữu là nhờ một hành vi tinh thần, một hành vi của ý muốn, tức là trên cơ sở của sự ưng thuận của hai người thông dự. Và nó chỉ tồn tại cho tới khi nào những người bạn ấy vẫn còn muốn làm bạn với nhau. Nếu có một người nào không ưng thuận nữa, mối quan hệ ấy (dẫu còn hay không còn tình cảm) coi như chấm dứt.

Hôn nhân cũng là một loại tình bạn đòi hỏi phải có sự ưng thuận (“sự ưng thuận trong hôn nhân”). Thế nhưng, nó là cái gì đó còn hơn là một tình bạn thông thường được xây dựng và gìn giữ chỉ bằng sự ưng thuận của hai người thông dự. Nó còn có một chiều kích xác thân sâu thẳm – chiều kích “một xương một thịt” được thực hiện qua hành vi giao hợp đầu tiên (xem St 2,24; Mt 19,5; Ep 5,31). Tính chất “một xương một thịt” này có hiện hữu hay không là do, như thánh Phaolô giải thích, những người này có kết hôn với nhau hay không (x. 1Cr 6,16). Nhưng bởi vì hành động “ăn ở với nhau” (“giao hợp”) nối kết hai người thành chỉ một thân xác một linh hồn, diễn tả khả năng tình thâm giao sâu nặng (radical human intimacy) và sinh sản thuộc nhân tính, cho nên hành động ấy phải là duy chỉ thuộc về hôn nhân. Điều đó có nghĩa là nó phải là một hành động thể hiện và tham dự vào một mối quan hệ mang tính chất bền vững, độc hữu và phong nhiêu (khả năng sinh sản).

Nếu hai người phối ngẫu chưa ưng thuận cùng nhau sống một đời đôi bạn kiểu hôn nhân kéo dài suốt cuộc đời, hành động giao hợp của họ là vô luân (disordered) bởi lẽ nó tạo nên một sự kết hợp nên một thân xác nhưng trên cơ sở một quan hệ không trường cửu. Đức Gioan Phaolô II nói rằng “ngôn ngữ thân xác” mà được biểu lộ qua một quan hệ ngoài hôn nhân là dối trá. “Bởi lẽ tôi nói qua thân xác tôi rằng em thuộc về tôi và tôi thuộc về em mãi mãi; nhưng tôi lại chưa ưng thuận một kết hợp kiểu như thế.”

Thế nên, hôn nhân là một quan hệ bằng hữu trường tồn nhưng thuộc loại hai-trong-một-thân-xác được thiết lập trên cơ sở vừa là sự ưng thuận của hai người phối ngẫu vừa qua một hành động kết hợp hai thân xác thành một thể thống nhất một-xương-một-thịt. Sự ưng thuận được tỏ bày tại bàn thờ lúc hai người phối ngẫu trao đổi lời thề hứa. Nếu hai người thực sự có ý tham dự mối quan hệ bằng hữu được phối hôn nên một-xương-một-thịt bất khả phân li, và không có ngăn trở nào (ví dụ như họ đã kết hôn), thì sự ưng thuận ấy tạo nên (điều mà Giáo luật nói) một hôn nhân “thành nhận” (“ratified marriage”), là hôn nhân đích thật, nhưng chưa là hôn nhân hoàn hợp. Hôn nhân ấy trở nên hoàn hợp khi đôi bạn thực hiện một hành vi vợ chồng nên một trên thân xác diễn tả sự ưng thuận mà họ tuyên bố tại bàn thờ – ưng thuận trao hiến hoàn toàn bản thân cho nhau không thể hủy bỏ. Nếu họ chưa hề hoàn hợp, hành động kết hôn chưa hoàn tất cách trọn vẹn, và tính chất chưa trọn vẹn của sự kết hôn biểu lộ qua việc dây hôn phối có thể được Giáo hội tháo gỡ. Nếu hôn nhân đã thành nhận và đã hoàn hợp, thì không gì có thể tháo gỡ sự liên kết vợ chồng trừ cái chết.

Giáo Luật

Bây giờ chúng ta trở lại với câu hỏi liệu một hành vi giao hợp có ý tránh mang thai có hoàn hợp cuộc hôn nhân hay không. Chú giải 1985 về Bộ Giáo Luật của Hiệp Hội Giáo Luật Hoa Kỳ nói rằng: “Những nhà cố vấn khi bàn thảo các điều khoản Giáo luật này đã ngã hướng về quan niệm cho rằng sự giao hợp tự nhiên đã là hoàn hợp và việc sử dụng các phương thế ngừa thai không ngăn trở tính hoàn hợp thật sự của hành động ấy chừng nào chúng không cản trở hành động giao hợp thể lí” [1].

Tôi hiểu đoạn văn này muốn nói rằng các nhà cố vấn (tức là, các chuyên viên về Giáo luật mà Vatican đã tham vấn trong khi chuẩn bị cho ra đời Bộ Giáo Luật 1983) cho rằng nếu một người vợ đang dùng thuốc tránh thai để kiểm soát sinh sản (vốn trái với giáo huấn luân lí của Hội thánh Công giáo – ND.) trong khi “ăn ở” với nhau lần đầu tiên, hành động ấy vẫn “tự nó có khả năng dẫn tới sinh sản” (điều 1061) (nghĩa là, một hành động thuộc “loại” phong nhiêu (procreative) cho dẫu thực tế không thể sinh con (not actually a fertile act)). Sỡ dĩ thế không phải là vì các nhà cố vấn đã cho rằng viên thuốc ngừa thai là hợp luân lí đạo đức (dù một số người có lẽ vẫn tin như thế), nhưng vì một hành vi tránh thai bằng cách dùng dược phẩm không ngăn trở người chồng phóng tinh vào âm đạo người vợ, đây là điều mà hầu hết các nhà Giáo luật cho là cốt yếu của sự hoàn hợp.

Cả Dr. May và tôi đều cho rằng phán quyết này là sai lầm (và nhiều nhà thần học luân lí ngày nay cũng thế). Tôi sẽ trình bày cách ngắn gọn nhất lập luận bảo vệ cho quan điểm của mình. Để một hành động giao hợp mang đặc tính “hôn ước” (hay “vợ chồng”/“marital”) và hợp pháp, hành động ấy phải hàm chứa hai điều thiện hảo chính yếu của hôn nhân, đó là sinh sản con cái (procreation) và kết hợp vợ chồng (unity). Nếu có ước muốn rõ ràng ngược lại với một trong hai thiện hảo này của hôn nhân, thì dù cho hành động thể lí xem ra có thể giống hành động giao hợp vợ chồng (marital intercourse), hành động ấy vẫn không phải là hành động vợ chồng (non-marital). Do đó, ví dụ như, trong đêm tân hôn, người chồng cưỡng bức vợ mình phải thực hiện việc giao hợp trái với ý muốn của cô ta, thì đó không phải là hành động vợ chồng – không có tính hoàn hợp – bởi lẽ hành động ấy đi ngược với tự do của người vợ nên trái nghịch với thiện hảo kết hợp vợ chồng (marital unity) (thậm chí đó không phải là một hành động nhân linh, ít là từ phía người vợ; đó chỉ là một phần của hành vi thể lí). Cũng thế, nếu một hoặc cả hai người phối ngẫu sử dụng phương tiện ngừa thai với ý định khiến cho hành động giao hợp ấy không thể thụ thai được, thì bởi ý định rõ ràng chống lại thiện hảo về sự sinh sản, hành động của họ cũng không có tính vợ chồng, và như thế (dĩ nhiên) nó không hoàn hợp cuộc hôn nhân ấy. Do vậy, một hành động giao hợp mà có ý tránh thai không thỏa các yêu cầu của điều khoản Giáo Luật 1061 về sự hoàn hợp hôn nhân. (Dr. May và tôi trong bài nói chuyện gần đây nhất nói về vấn đề liệu các cặp hữu ý không sinh con (hiếm muộn hữu ý) có thể kết hôn trong Giáo hội hay không. Vấn đề này nói cách khác liệu họ có thể hoàn hợp cuộc hôn nhân của mình hay không).

Nếu luận cứ này là đúng (như tôi đã nói, đây không phải là giáo huấn của Giáo hội nhưng chỉ là kết luận của các nhà thần học), nó sẽ có những hệ luận cho việc chuẩn bị hôn nhân. Nếu một cặp có ý định thực hành ngừa thai trong những năm đầu hôn nhân để tránh có con cái như nhiều cặp đã làm, thì cho dù họ đã kí kết một hôn ước hợp pháp thành nhận (ratified) trên bàn thờ, họ còn chưa hoàn hợp cuộc hôn nhân của mình cho đến khi họ chọn một hành động “ăn ở vợ chồng” mà tôn trọng cả hai thiện hảo của hôn nhân. Điều này có nghĩa là họ chưa kết hợp nên một xương một thịt cho tới lúc ấy; họ chưa đón nhận ân sủng xuống trên cuộc hôn nhân của đôi vợ chồng xét như là một xương một thịt; hôn nhân của họ vẫn còn có thể tháo gỡ được. Điều đó cũng có nghĩa là họ bước vào cuộc hôn nhân của họ trong khi thường xuyên chọn một hành vi xấu nghiêm trọng, không tốt cho cuộc hôn nhân của mình. Sau 40 năm nuốt những viên thuốc đắng đót này, giờ đây các đôi bạn cần được các vị mục tử trong Giáo hội nói thẳng thắn rõ ràng: ngừa thai cản trở thiện hảo của một cuộc hôn nhân, nó chống lại hôn nhân, là một virus luân lí trong mối quan hệ.

Tôi tin rằng một linh mục mà biết một cặp vợ chồng có ý thực hành ngừa thai sau khi họ cưới nhau sẽ hết sức thuyết phục họ làm cách khác. Ngài cố gắng thuyết phục họ không đơn giản chỉ nói với họ rằng họ đang làm điều sai trái. Ngài nên giải thích rõ ràng hết sức những lí do khiến sự giao hợp ngừa thai là sai trái; và làm thế với lòng bác ái và kiên nhẫn, vì nhận thấy nhiều người, kể cả nhiều người Công giáo, rất khó thấy tính chất sai trái của sự ngừa thai. Sau cùng, nếu như họ từ bỏ giáo huấn của Giáo huấn Công giáo, các ngài nên từ khước việc kết hôn của họ. Cũng như, phong chức linh mục cho một người bỏ Giáo huấn của Hội thánh về đức khiết tịnh của giáo sĩ đối với tôi là một sai lầm mục vụ nghiêm trọng, cũng thế, đối với việc kết hôn những người từ bỏ giaó huấn của Giáo hội Công giáo về đức khiết tịnh hôn nhân.

Mặc dù chọn theo hay không ý kiến của tôi ở đây, các vị cũng cố gắng trao đổi với các cặp cách rõ ràng hết sức rằng tội ngừa thai không phải là một chuyện nhỏ không nguy hại gì cho cuộc hôn nhân của họ, dù việc thực hành mục vụ trong Hội thánh công giáo đã tiến hành điều đó với cách thức này từ nhiều thập niên rồi.

––––––––––––––––––––––––––––––
[1] Chú giải điều khoản 1061 (1985, Hiệp Hội Giáo Luật Hoa Kỳ), tr.745.

* * *

E. Christian Brugger là một thành viên cao cấp về Đạo Đức học (Ethics) tại Viện nghiên cứu Văn Hóa Sự Sống và là một phó giáo sư thần học luân lí tại Chủng Viện Thần học St. John Vianney ở Denver, Colorado. Ông nhận bằng Tiến sĩ Triết học từ Oxford năm 2000.

William E. May là một thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu Văn Hóa Sự Sống và giáo sư về hưu Michael J. McGivney về Thần học Luân lí tại Học Viện Gioan Phaolô II nghiên cứu về Hôn Nhân và Gia Đình tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ (CUA), D.C.

(Theo http://Zenit.org/article-30025?l=english)

Lm Luy Nguyễn Anh Tuấn chuyển ngữ
hdgmvietnam.org

Chỉ Có Một Người Mẹ

Một bài thơ hay được yêu cầu đăng bởi 1 thành viên của Hội Cứu Mạng Thai Nhi. Xin cám ơn chị AB.

Chỉ Có Một Người Mẹ

Có những người mẹ…

lặng  lẽ tước đi  mạng  sống

của  đứa  con yêu dấu  khi mới hoài thai,

nhẫn tâm, ghẻ lạnh với những ruột  rà, máu mủ.

Và có những người mẹ…

vứt bỏ đi tình mẫu tử thiêng liêng nhất,

mà chạy theo viễn cảnh giàu sang

Lại có những người mẹ…

vồn vã kiếm tìm hạnh phúc mới

nơi trần tục nhơ nhuốc, bê tha.

Cũng có những người mẹ…

gồng gánh nỗi đau chửa thuê, đẻ mướn,

rồi dâng  con khi lòng dạ héo tàn.

Nhưng thế giới chỉ có một người Mẹ…

luôn ủ ấp những tâm hồn đau khổ,

khi đêm về, thổn thức những giọt lệ đồng trinh.

Con của Mẹ chẳng quyền quý, minh tinh,

là những em thơ ghẻ chốc bên vệ đường,

những cô gái trẻ thu mình trong ngõ vắng,

chỉ biết cúi đầu trước thế thái  đảo điên.

Con của Mẹ cũng là những thanh  niên,

què quặt,  đui mù, phong cùi hay dịch hạch…

tay nâng  đỡ rồi ôm trọn quá khứ,

Mẹ cùng con vẽ tiếp cả tương lai.

Một tâm hồn nối kết vạn sinh linh,

một trái tim đã nát tan và rướm máu,

một khối óc chẳng hề mong ngơi nghỉ,

Mẹ e ấp đưa nhân thế vào lòng.

Mẹ, Mẹ ơi! Tự hỏi sao con người bé nhỏ

lại mang dáng  hình của một bậc vĩ nhân?

Đôi mắt Mẹ phóng tầm xa hoàn  vũ,

tay vươn dài ve vuốt những mầm yêu.

 

Hải Âu

4-9-2016

Kỷ niệm ngày  Mẹ Teresa Calcutta được phong thánh