Ngày 20/9 – Thánh Anrê Kim Tae-gon, Phaolô Chung Ha-san và Các Bạn Tử Đạo
Năm 1984, Giáo hội Công giáo Hàn quốc mừng lễ kỷ niệm 200 năm kể từ khi nhà học giả trẻ tuổi Li Sung Hung đến Bắc Kinh năm 1784 và được rửa tội tại đây, đoạn ông trở về quê hương với một số sách đạo và một ánh lửa đức tin, để rồi sau đó làm bùng cháy ngọn lửa đức tin công giáo tại Hàn quốc
Ngày 6.5.1984, tại Seoul, Nam Hàn, lễ phong thánh đầu tiên đã được cử hành ngoài Rôma kể từ thế kỷ XIII, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nâng 103 vị tử đạo lên bàn thờ và gọi dịp này là ngày vui mừng nhất, ngày trọng đại nhất trong lịch sử Giáo hội công giáo tại Hàn quốc. 103 vị tử đạo này tiêu biểu cho khoảng mười ngàn tín hữu kitô tử đạo tại Hàn quốc trong khoảng thời gian kéo dài gần 100 năm. Trong số 103 vị tử đạo này có 92 giáo dân thuộc đủ mọi giai cấp trong xã hội, 45 người nam và 47 phụ nữ. Cũng có vị linh mục đầu tiên tại đất nước Hàn quốc là Anrê Kim Têgôn và mười nhà truyền giáo Pháp. Trong số 103 vị tử đạo, 79 vị đã được phong chân phước năm 1925, họ là nạn nhân của cuộc bách hại đầu tiên, và 24 vị được nâng lên hàng chân phước năm 1968, là nạn nhân của cuộc bách hại sau này. Hàn quốc là quốc gia duy nhất trong lịch sử Hội thánh, bắt đầu theo đạo công giáo nhờ vào việc trao đổi mậu dịch với nước Trung Hoa. Công việc này thành hình là nhờ những nỗ lực của một nhóm học giả Hàn quốc đã tìm tòi, nghiên cứu về đức tin công giáo trong các sách vở mà ông Li Sung Hung đã mang về nước từ Trung Hoa. Những người giáo dân Hàn quốc này bắt đầu dạy giáo lý cho những người khác và rửa tội cho họ. Nhờ sự học hỏi sâu rộng, nhóm giáo dân công giáo đầu tiên này mới bắt đầu nhận thức được rằng: họ cần có một linh mục. Và như thế, một đại diện ngoại giao đoàn đã được gửi sang Bắc kinh theo lời yêu cầu này. Đức giám mục Bắc kinh đã chấp thuận liền ngay.
Và năm 1795, cha Chumuymô, vị linh mục thuộc giáo phận Bắc kinh đã trở thành nhà truyền giáo đầu tiên tại Hàn quốc. Sau sáu năm truyền giáo ở Hàn quốc, cha Chumuymô đã được phúc tử đạo. Cùng chịu tử đạo với cha lúc đó, có khoảng 300 người mới trở lại đạo. Những người chống Giáo hội công giáo đã tuyên truyền và gán cho đức tin công giáo là một cái gì chối bỏ quyền làm cha mẹ và nhà vua, và tuyên bố rằng các tín hữu kitô có ý đồ mang quân đội Âu châu sang thống trị đất nước.
Năm 1831, Toà thánh Vatican đã gửi các linh mục thuộc hội Thừa sai Paris đến làm việc cho Giáo hội công giáo tại Hàn quốc. Đức cha Batôlômêô Ruyghit và cha Phêrô Philipphê Môboong liền bắt đầu một cuộc hành trình dài và khó khăn xuyên qua Trung Hoa để đến Hàn quốc. Đức cha Ruyghit chết trước khi đặt chân lên đất nước Hàn quốc, nhưng cha Môboong thì được đến nơi vào năm 1863, và đến ngay thủ đô Seoul. Từ nơi ẩn náu, cha bắt đầu bí mật chăm sóc cho các tín hữu. Đức cha Lôrensô Giuse Maria Humbert được bổ nhiệm làm vị đại diện Toà thánh và đã đến Hàn quốc vào năm 1837. Sau đó nhà truyền giáo thứ ba lại đến. Nhưng vào năm 1839 thì cuộc bách hại bắt đầu. Đức cha Humbert cùng với hai nhà truyền giáo ngoại quốc lúc này đã ra trình diện với chính quyền, với hy vọng sẽ làm cho họ nguôi cơn tức giận các tín hữu. Tuy nhiên, cả ba đã bị tra tấn và bị hành quyết cùng với một số tín hữu Hàn quốc, cả đàn ông lẫn đàn bà. Những người khác thì phải chịu tù ngục hoặc phải đi đày. Sánh với cuộc đàn áp của năm 1801-1802, trong đó những vị tử đạo đều thuộc các gia đình vọng tộc. Lần này hầu hết các tín hữu thuộc giai cấp cùng đinh. Tổng cộng có 70 tín hữu bị chém đầu, 60 vị bị cắt cổ hoặc đánh cho đến chết, hoặc chết vì bị các vết thương làm độc. Hai thí dụ cho thấy đức tin và lòng can đảm mạnh mẽ của những vị tử đạo.
Thánh Andrew Kim Taegon là linh mục Ðại Hàn đầu tiên và là con của một người trở lại đạo. Cha của ngài, ông Ignatius Kim, được tử đạo trong thời cấm đạo năm 1839 và được phong thánh năm 1925. Sau khi được rửa tội vào lúc 15 tuổi, Anrê phải trải qua một hành trình dài 1,300 dặm để gia nhập chủng viện ở Macao, Trung Cộng. Sáu năm sau, ngài xoay sở để trở về quê hương qua ngả Mãn Châu. Cùng năm ấy ngài vượt qua eo biển Hoàng Sa đến Thượng Hải và thụ phong linh mục. Khi trở về quê, ngài có nhiệm vụ thu xếp cho các vị thừa sai vào Ðại Hàn qua ngã đường biển, nhằm tránh né sự kiểm soát biên phòng. Ngài bị bắt, bị tra tấn và sau cùng bị chặt đầu ở sông Han gần thủ đô Hán Thành
Ông Phaolô Chung, nhân công trong một xưởng dệt dây thừng, đã được rửa tội năm 30 tuổi, và đã hoạt động tích cực trong việc truyền bá đức tin công giáo bằng cách giấu ẩn các tín hữu trong vùng khi họ đến nhận lĩnh các bí tích. Ông đã bị bắt vào năm 1839, bị tống ngục và bị tra tấn dã man. Vì không chịu đựng được những cực hình, ông đã đồng ý chối đạo, và được trả lại tự do. Tuy nhiên, sau đó ông hối hận và trở lại nói với chánh án, là ông muốn rút lại lời tuyên bố chối đạo. Một lần nữa, ông bị bắt giam tù và bị đánh đập. Ông chết vì các vết thương làm độc, năm ấy ông 41 tuổi.
Một thiếu nữ trẻ, đẹp, mới 17 tuổi, tên là Agatha Dy, cùng với người em trai của cô đã bị đánh lừa là cha mẹ của cô đã chối bỏ đức tin. Agatha đã trả lời rằng: “Cha mẹ tôi có phản bội hay không, đó là quyền của họ, còn chúng tôi, chúng tôi không thể phản lại Chúa tể trời đất, Người mà chúng tôi hằng phục vụ”. Và như thế, Agatha đã bị hành quyết cùng với cha mẹ và người em trai của cô. Cả bốn người đã được phúc tử đạo. Năm 1845. Một thời gian ngắn sau đó, cha Anrê Kim đã trở thành nạn nhân của cuộc bách hại đạo dã man này. Cha đã bị chém đầu năm 1846. Trước ngày chịu tử đạo, cha Anrê Kim đã viết cho các tín hữu một lá thư, trong đó cha khuyên họ chấp nhận cuộc khủng bố như là một hành động của Chúa Quan phòng. Cha bảo các tín hữu rằng: Giáo hội Hàn quốc không thể miễn trừ khỏi Giáo hội khổ đau của Chúa Kitô và được làm cho lan rộng bởi những khổ đau của các tông đồ tiên khởi. Thời kỳ mười năm sau khi Đức cha Feriô đến Hàn quốc, đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ của Giáo hội Hàn quốc, một linh mục địa phương thứ hai là cha Tôma Choi Giăng đã được chịu chức. Năm 1866, cuộc bắt đạo mạnh mẽ cuối cùng bùng nổ. Một lần nữa đe dọa tiêu diệt Giáo hội công giáo Hàn quốc. Hai vị Giám mục và bảy nhà truyền giáo khác bị tử hình. Ba nhà truyền giáo thoát chết và trốn được ra khỏi nước. Cho tới tháng 9 năm 1868 đã có 2.000 tín hữu kitô bị sát hại. Từ trong số người này, con số tử đạo tăng thêm là 103 vị. Dù được biết mười ngàn tín hữu kitô Hàn quốc đã chịu tử đạo, hội Thừa sai Parisvẫn không nản chí. Nhiều cố gắng đã được thực hiện để gửi các nhà truyền giáo vào trong quốc gia thù địch này.
Năm 1876, một linh mục Pháp đã được hướng dẫn viên Hàn quốc đưa vào nội địa. Năm 1877, một vị tân Giám mục vào nước. Ngài tên là Philipphê Claire Quyđăng, một trong những linh mục đã đào thoát khỏi cuộc bách hại đạo của năm 1866. Đức cha Quyđăng đã bị bắt. Nhưng nước Pháp gây áp lực trên Trung Hoa và Nhật Bản để ngài được trả lại tự do. Lệnh bãi việc chống Giáo hội công giáo có từ năm 1881, nhưng không được thi hành triệt để và một năm sau đó, các cuộc bách hại mới chính thức chấm dứt, nhờ hiệp ước ký kết với Hoa Kỳ. Một hiệp ước với nước Pháp năm 1886 đã đảm bảo được an ninh cho cả những nhà truyền giáo lẫn những người trở lại đạo. Như thế, những cuộc bách hại những nhà truyền giáo kitô đã trở thành chuyện quá khứ. Năm 1887, tại Hàn quốc đã có 5 linh mục và 12.500 tín hữu. Giáo hội Hàn quốc đã trải qua cuộc bách hại đạo dài gần 100 năm, một khoảng thời gian đánh dấu của gần 10 cuộc bắt đạo thuộc mọi cấp độ trầm trọng. Cuối cùng hạt giống kitô là máu của không biết bao nhiêu vị tử đạo kitô Hàn quốc, những người được biết đến, cũng như những người không biết đến, đã trổ sinh nhiều hoa trái. Giờ đây, con số tín hữu kitô Nam Hàn lên tới một triệu rưỡi. Tại Bắc Hàn hiện đang sống trong chế độ cộng sản, không có bản thống kê mới nhất về con số các tín hữu. Các tín hữu Bắc Hàn hiện vẫn một mực trung thành với đức tin, hẳn đã phải chịu đau khổ nhiều, và những nhân đức anh hùng của họ sẽ có ngày được biết đến. Trong khi chờ đợi ngày được tự do thực hành niềm tin của mình, nhưng tín hữu kitô đau khổ này rất cần đến những lời cầu nguyện của chúng ta.
Thánh Andrew Kim Taegon
Thánh Phaolô Chong Hasang, một giáo lý viên rất anh dũng
Năm 1984, Giáo hội công giáo Hàn quốc mừng lễ kỷ niệm 200 năm ngày học giả trẻ tuổi Li Sung Hung đến Bắc Kinh năm 1784, được rửa tội tại đây, đoạn trở về quê hương với một số sách đạo và một ánh lửa đức tin, để rồi sau đó làm bùng cháy ngọn lửa đức tin công giáo tại Hàn quốc.
Ngày 6.5.1984, tại Seoul, Nam Hàn, trong một thánh lễ phong thánh đầu tiên được cử hành ngoài Rôma kể từ thế kỷ XIII, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nâng 103 vị tử đạo lên bàn thờ và gọi dịp này là ngày vui mừng nhất, ngày trọng đại nhất trong lịch sử Giáo hội Công giáo tại Hàn quốc.
Lạy thánh Anrê Kim Têgon, Phaolô Chung Hasan và các bạn tử đạo,xin ban cho chúng con và Giáo Hội Triều Tiên luôn can đảm sống nghịch lý của Phúc Âm là có chết mới tìm được sự sống mới, có ngang qua thập giá mới tới vinh quang.
Xin các thánh tử đạo Ðại Hàn ban sức mạnh cho Giáo Hội Triều Tiên để Hội Thánh Triều Tiên luôn đứng vững trước muôn vàn thử thách.
Huấn dụ cuối cùng của thánh An-rê Kim Tê-gon:
Anh em và các bạn rất thân mến, trước hết hãy suy nghĩ cho thấu đáo : từ thuở ban đầu, Thiên Chúa đã tạo dựng trời đất muôn vật thế nào. Sau đó, hãy suy gẫm xem vì lý do và ý định nào Thiên Chúa đã dựng nên từng người theo hình ảnh của Chúa và giống như Người.
Vậy, nếu trong thế giới đầy hiểm nguy và khốn khổ này, chúng ta không nhận biết Thiên Chúa là Đấng tạo thành, thì có sinh ra và sống ở trên đời cũng chẳng ích lợi chi. Mặc dù nhờ ơn Thiên Chúa, chúng ta chào đời, cũng nhờ ơn Thiên Chúa chúng ta lãnh nhận bí tích thánh tẩy, được gia nhập Hội Thánh, trở thành môn đệ của Chúa và mang danh Người, nhưng hữu danh vô thực nào có ích chi ? Nếu thế, sinh ra trên đời và gia nhập Hội Thánh thật là vô ích ; hơn thế nữa, đó còn là phản bội Thiên Chúa và cưỡng lại ơn Người. Thà không sinh ra còn hơn là lãnh nhận ơn Chúa mà xúc phạm đến Người.
Hãy xem người nông dân lo việc đồng áng thế nào : người ấy cày bừa đúng thời vụ, rồi bỏ phân và gieo hạt giống quý báu, không quản ngại lao nhọc nắng nôi. Đến mùa gặt, nếu thấy bông lúa nặng trĩu, ông ta quên cả mồ hôi và nỗi vất vả, lòng hân hoan vui sướng, hạnh phúc tràn trề. Còn nếu thấy những bông lúa lép xẹp, nếu chỉ thu được rơm rạ và những hạt lúa lép, người nông dân lại nhớ đến mồ hôi và nỗi lao nhọc vất vả, và trước đã chăm sóc thửa ruộng đó bao nhiêu thì nay lại càng bỏ hoang nó bấy nhiêu.
Tương tự như thế, Thiên Chúa nhận mặt đất làm thửa ruộng của Người, nhận chúng ta là những con người làm thóc giống, ban ân sủng làm phân bón. Người còn lấy máu mình mà tưới trên chúng ta nhờ việc nhập thể và cứu chuộc, để chúng ta có thể lớn lên và trở thành bông lúa chín vàng. Đến ngày phán xét là lúc thu hoạch, người nào nhờ ân sủng mà thành bông lúa chín, sẽ được hưởng Nước Trời với tư cách làm nghĩa tử của Thiên Chúa. Còn ai không thành bông lúa chín, sẽ trở nên kẻ thù của Thiên Chúa, dù trước đó chính họ đã từng là nghĩa tử của Người, và sẽ bị trừng phạt đời đời theo tội trạng của họ.
Anh em rất thân mến, anh em hãy biết rằng Chúa chúng ta là Đức Giê-su, khi xuống thế gian đã chịu muôn vàn đau khổ, đã lấy cuộc thương khó của mình mà thiết lập Hội Thánh và lấy cuộc thương khó của các tín hữu mà làm cho Hội Thánh được lớn lên. Quyền lực thế gian mặc sức đàn áp và chống đối, cũng đã chẳng bao giờ thắng được Hội Thánh. Sau khi Chúa lên trời, kể từ thời các thánh Tông Đồ cho đến nay, Hội Thánh đã lớn lên ở khắp nơi giữa những gian truân.
Còn nay, suốt năm, sáu mươi năm trở lại đây, kể từ lúc Hội Thánh có mặt trên đất Triều Tiên của chúng ta, các tín hữu cũng đã nhiều lần bị bách hại. Ngay cả ngày nay, cuộc bách hại cũng còn đang khốc liệt, đến nỗi nhiều người bạn chia sẻ cùng một niềm tin, trong đó có tôi, đang chịu cảnh ngục tù, cũng như chính anh em đang sống giữa cảnh gian truân. Chúng ta đã làm nên một thân thể như thế, làm sao lòng chúng ta lại chẳng buồn, làm sao chúng ta lại chẳng cảm thấy nỗi buồn chia ly theo tình cảm con người ?
Tuy nhiên, như lời Kinh Thánh nói, ngay cả sợi tóc nhỏ nhất trên đầu, Thiên Chúa cũng quan tâm, và quan tâm bằng sự thông suốt vô cùng của Người. Vậy, sao lại coi một cuộc bách hại lớn như thế là cái gì khác chứ không phải là mệnh lệnh của Thiên Chúa, hoặc là phần thưởng hay thậm chí là hình phạt của Người ?
Vậy, chúng ta hãy tuân theo ý Thiên Chúa, anh em hãy hết lòng chiến đấu cho thủ lãnh trên trời là Đức Giê-su, và đánh bại ma quỷ của thế gian này là kẻ đã từng bị Đức Ki-tô đánh bại.
Tôi xin anh em, đừng sao lãng tình bác ái huynh đệ, nhưng hãy giúp đỡ lẫn nhau, hãy kiên trì cho tới khi Thiên Chúa thương xót mà cất nỗi gian truân khỏi chúng ta.
Chúng tôi ở đây gồm hai mươi người và nhờ ơn Thiên Chúa, chúng tôi vẫn còn khoẻ mạnh. Sau này, nếu có ai chịu tử hình, tôi xin anh em đừng lơ là gia đình của người đó. Tôi còn nhiều điều phải nói nữa, nhưng làm sao có thể diễn tả hết bằng giấy trắng mực đen ? Đến đây tôi xin ngừng bút. Vì chúng tôi sắp bước vào cuộc chiến đấu, tôi xin anh em luôn sống trung thành để cuối cùng chúng ta được hưởng niềm vui với nhau trên trời. Trong tình yêu thương, tôi xin hôn chào anh em.
(Pro Corea Documenta, ed. Mission Catholique Séoul, Séoul/Paris, 1938, vol. 1, 74-75)Love and perseverance are the crown of faith
My brothers and sisters, my dearest friends, think again and again on this: God has ruled over all things in heaven and on earth from the beginning of time; then reflect on why and for what purpose he chose each one of us to be created in his own image and likeness.
Look at the farmer who cultivates his rice fields. In season he plows, then fertilizes the earth; never counting the cost, he labors under the sun to nurture the seed he has planted. When harvest time comes and the rice crop is abundant, forgetting his labor and sweat, he rejoices with an exultant heart. But if the crop is sparse and there is nothing but straw and husks, the farmer broods over his toil and sweat and turns his back on that field with a disgust that is all the greater the harder he has toiled.
The Lord is like a farmer and we are the field of rice that he fertilizes with his grace and by the mystery of the incarnation and the redemption irrigates with his blood, in order that we will grow and reach maturity. When harvest time comes, the day of judgment, those who have grown to maturity in the grace of God will find the joy of adopted children in the kingdom of heaven; those who have not grown to maturity will become God’s enemies and, even though they were once his children, they will be punished according to their deeds for all eternity.
Dearest brothers and sisters: when he was in the world, the Lord Jesus bore countless sorrows and by his own passion and death founded his Church; now he gives it increase through the sufferings of his faithful. No matter how fiercely the powers of this world oppress and oppose the Church, they will never bring it down. Ever since his ascension and from the time of the apostles to the present, the Lord Jesus has made his Church grow even in the midst of tribulations.
For the last fifty or sixty years, ever since the coming of the Church to our own land of Korea, the faithful have suffered persecution over and over again. Persecution still rages and as a result many who are friends in the household of the faith, myself among them, have been thrown into prison and like you are experiencing severe distress. Because we have become the one Body, should not our hearts be grieved for the members who are suffering? Because of the human ties that bind us, should we not feel deeply the pain of our separation?
But, as the Scriptures say, God numbers the very hairs of our head and in his all-embracing providence he has care over us all. Persecution, therefore, can only be regarded as the command of the Lord or as a prize he gives or as a punishment he permits.
Hold fast, then, to the will of God and with all your heart fight the good fight under the leadership of Jesus; conquer again the diabolical power of this world that Christ has already vanquished.
I beg you not to fail in your love for one another, but to support one another and to stand fast until the Lord mercifully delivers us from our trials.
There are twenty of us in this place and by God’s grace we are so far all well. If any of us is executed, I ask you not to forget our families. I have many things to say, yet how can pen and paper capture what I feel? I end this letter. As we are all near the final ordeal, I urge you to remain steadfast in faith, so that at last we will all reach heaven and there rejoice together. I embrace you all in love.
Viet Respect Life trích dẫn và tổng hợp
Recent Comments